Châu Á từ lâu đã là lục địa dẫn đầu thế giới về hội nhập khu vực, khám phá các mạng lưới kinh doanh nổi bật và luôn thích ứng trong thương mại, đầu tư và đổi mới. Mặc dù có sự đa dạng lớn về con người và văn hóa, châu Á vẫn tự hào là một nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau, chú trọng vào các cơ hội kinh doanh quốc tế.
Những mối quan hệ nội bộ lâu dài sẽ mang lại lợi thế cho khu vực này vào năm 2020 khi các doanh nghiệp chuyển mình để đối phó với những thách thức to lớn từ Covid-19. Điều này cấp bách hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phát triển. Dưới đây là 5 nguyên nhân dẫn đến những lợi thế đó.
Tăng cường thương mại nội vùng - nơi các quốc gia tập trung vào thương mại xuyên biên giới với các nước láng giềng hơn là các quốc gia ở nửa kia thế giới - chiếm hơn một nửa thương mại châu Á. Giá trị thương mại nội Á cao so với các khối trong khu vực. Xuất khẩu trong khu vực châu Á chiếm 60% khu vực, chỉ đứng sau xuất khẩu trong Liên minh Châu Âu (68%).
Trong khi tác động kinh tế từ đại dịch sẽ kìm hãm tăng trưởng ở các nền kinh tế châu Á trong năm nay, Trung Quốc và Đông Nam Á sẽ vẫn là những nhân tố chính trong thương mại nội Á do các thị trường này dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2021, đặc biệt khi nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc tăng cao trở lại.
2. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2020
Thông qua chuyển đổi thương mại và doanh thu hàng hóa nhiều hơn tại địa phương, kinh tế châu Á có giá trị tốt trên toàn thế giới. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay, kinh tế mới nổi của châu Á dự kiến sẽ là khu vực duy nhất có tốc độ tăng trưởng tích cực vào năm 2020.
Bất chấp tốc độ tăng trưởng khu vực chậm lại, các thị trường nội Á hội tụ những yêu cầu cần thiết để hỗ trợ phục hồi. Ví dụ, Việt Nam vẫn là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng vào năm 2020 là 5% và đã trở thành một trong những công xưởng quan trọng của thế giới.
Các nền kinh tế như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản là một trong những nền kinh tế tiên tiến nhất về kỹ thuật số. Về tổng thể, họ sở hữu nhiều chuỗi cung ứng nội địa hóa đặc trưng cho các liên kết thị trường này, mang lại cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ châu Á một trong những điều kiện kinh tế tốt nhất.
3. Xuất khẩu châu Á - Thái Bình Dương vẫn có khả năng cạnh tranh cao
Với văn hóa kinh doanh được thúc đẩy bởi công nghệ và sự đổi mới, các công ty nhỏ và các công ty mới thành lập là trọng tâm phát triển ở châu Á. Trong khi việc tài trợ cho các công ty khởi nghiệp mới có thể được suy xét thận trọng hơn hoặc tạm dừng vào lúc này thì 1/3 số “kỳ lân” trên thế giới - các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD - đến từ châu Á. Hơn nữa, châu Á là lục địa có 50% các công ty phát triển nhanh nhất thế giới.
Những mặt hàng xuất khẩu cũng rất tiềm năng. Ví dụ, xuất khẩu dược phẩm từ Singapore đã tăng mạnh vào cuối năm 2019, lên tới 34,7% trong tháng 12, trên mảng điện tử.
Năm nay, do sức khỏe và an toàn là điều tối quan trọng trong bối cảnh đại dịch, các cơ hội cho các công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trực tuyến đang được chú trọng. Các công ty phải thích ứng với môi trường mới và chuyển hướng sang các lĩnh vực mới.
4. Tầng lớp trung lưu của châu Á là những người tiêu dùng thông thái
Đóng góp vào tăng trưởng kinh doanh trong khu vực châu Á là tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng - những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng ngày từ 10 - 100 USD theo sức mua tương đương năm 2005. Đối tượng này có nhu cầu tiêu thụ rất lớn hàng nhập khẩu từ các nước châu Á - Thái Bình Dương khác.
Vào năm 2009, tầng lớp trung lưu toàn cầu gồm 1,8 triệu người, được phân bổ khá đồng đều trên khắp thế giới với 525 triệu người ở châu Á. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 3,2 tỷ người trong năm nay và 4,9 tỷ người vào năm 2030, chủ yếu là do gia tăng dân số ở châu Á.
Đến năm 2030, châu Á sẽ chiếm 2/3 dân số trung lưu toàn cầu và chỉ dưới 60% mức tiêu dùng của tầng lớp trung lưu. Nhóm người tiêu dùng này sẽ khắt khe hơn, hiểu biết về kỹ thuật số và tìm kiếm trải nghiệm khách hàng ngày càng được cá nhân hóa.
Khi công nghệ làm cho thương mại trực tuyến dễ tiếp cận hơn, ngay cả ở các thị trường nhỏ hơn như Singapore và Malaysia, các doanh nghiệp phải nắm bắt cơ hội để kinh doanh trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đại dịch đã khiến nhiều cửa hàng bán lẻ trực tuyến cung cấp nhiều lựa chọn giao hàng tận nhà hơn để đảm bảo nhu cầu lớn của người tiêu dùng.
5. Mối quan hệ tốt đẹp hơn sẽ thúc đẩy khối lượng hàng hóa
Dù chỉ là bộ dụng cụ đo lường, vật tư y tế hay sản phẩm điện tử sản xuất trong nước, mọi con đường đều dẫn đến châu Á. Châu Á có khả năng đạt 50% GDP toàn cầu vào năm 2040 và chiếm 40% mức tiêu thụ của thế giới, báo hiệu sự thay đổi về thay đổi trọng tâm của thế giới.
Covid-19 đã thay đổi thế giới và cách sống của chúng ta, thông điệp này càng rõ ràng hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn phát triển. Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội trên khắp châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Scmp