Sinh viên sư phạm sẽ phải hoàn trả học phí nếu không làm đúng ngành được đào tạo sau 2 năm ra trường

Theo Luật Giáo dục năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua, cử nhân ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp 2 năm mà không làm đúng ngành nghề sẽ phải hoàn trả học phí.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Luật Giáo dục năm 2019. Học viên, sinh viên sư phạm là đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí cùng những chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quy định mới này.

Ảnh 1: Hoàn trả học phí - We25.vn

Theo Luật Giáo dục năm 2019, sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp, nếu người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt không công tác trong ngành giáo dục hoặc thời gian công tác không đủ theo quy định thì sẽ phải bồi hoàn khoản kinh phí đã được hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Quy định mới này được đưa ra nhằm khắc phục hạn chế của chính sách không phải đóng học phí của học viên, sinh viên sư phạm được quy định tại Luật Giáo dục hiện hành. Bên cạnh đó, Luật này cũng có những thay đổi khác liên quan tới giáo viên.

Cụ thể, nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.

Ảnh 2: Hoàn trả học phí - We25.vn

Sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại một ngày hội việc làm. (Ảnh: Thanh Hùng)

Những trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành thích hợp cùng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học từ đại học lên thạc sĩ.

Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều) thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cùng những cơ quan có quan liên quan nhằm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dụng trong Luật giáo dục; cùng với đó là rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để phù hợp nhất với nội dung Luật Giáo dục.

Theo Vietnamnet.vn

 Luật Giáo dục đại học sửa đổi: Bằng đại học chính quy, tại chức, từ xa hay liên thông đều có giá trị ngang nhau