Ấy vậy nhưng có xe sang, thanh niên vẫn chưa bỏ "nghề" mà chọn hình thức ăn xin đẳng cấp hơn.
Ra đường, ai cũng đã quá quen với hình ảnh bà già, người tàn tật, trẻ em... ngồi lê ở những nơi đông người để ăn xin. Nhìn những con người khổ sở, tiều tụy ai chẳng thương xót nhưng đôi khi thứ ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật khi trên mạng xã hội liên tục đăng tải những đoạn clip vạch trần những người giả khổ để lấy lòng thương hại.
Chẳng hạn như hình ảnh hình ảnh nam thanh niên hay ngồi ở ngã ba hay ngã tư ở Hà Nội cùng tấm bảng: "Cháu đi xin việc bị mất giấy tờ, không còn tiền về. Mong mọi người giúp khi nào đủ 300 ngàn đồng để cháu có thể về nhà. Cháu cám ơn".
Nam thanh niên xin tiền về quê gây thương cảm trên đường phố Hà Nội.
Vì thương tình, nhiều người đã không ngần ngại giúp đỡ bằng tiền bạc hoặc vật chất. Nhưng chẳng thể ngờ, sau nhiều năm "ăn không ngồi rồi", hiện tại, thanh niên này đã đủ tiền mua xe tay ga và tất nhiên, vẫn chưa về quê. Chưa hết, anh đã không còn ngồi một chỗ xin tiền mà chuyển sang hình thức lừa đảo mới là... xin tiền đổ xăng.
Một người dân chia sẻ: "Thanh niên suốt mấy năm trời đi xin khắp đất Hà Nội nhưng không đủ tiền về quê, nay đã lên cấp độ mới. Anh đã tích góp tiền của, công sức sắm xe ga màu đỏ.
Nam thanh niên đã chuyển sang chiêu thức lừa đảo mới.
Với chiêu thức mới, nam thanh niên tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Chị T.P từng bị lừa kể lại: "Nó xin 10 ngàn, tôi cho hẳn 20 ngàn rồi còn chỉ cây xăng nhiệt tình nữa mới dại".
Anh T.A cũng từng gặp phải kẻ lừa đảo này nhưng không mắc mưu, anh chia sẻ: "Mới hôm Chủ nhật còn mở mồm xin anh 10 ngàn đồng, nay đã phủ sóng trên mạng. May mà anh tỉnh".
Thế mới thấy, đôi khi muốn làm người tốt cũng khó khi ngoài xã hội chẳng biết thật giả ra sao!