Vì quá đau khổ trước tính chơi bời vô độ của vợ nên nhiều nam thanh niên lo sợ sẽ phải chịu trận thay vì luật liên đới hôn nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp lại được xử lý khác hoàn toàn.
Tôi làm công việc bình thường lương cũng chỉ tàm tạm hơn 10 triệu bạc. Tôi cũng đã nói với vợ rồi nhưng dường như cô ấy vâng dạ rồi lại chứng nào tật ấy. Gần đây, có người đến đòi nợ khi vợ tôi vắng nhà. Tôi nói không biết khoản nợ này thì họ nói vợ tôi vay chồng phải có nghĩa vụ trả. Nếu không trả họ sẽ quậy, giờ tôi không biết phải làm sao? Vì vợ tôi vay đánh đề hay làm gì tôi không biết chứ không đem về nhà.
Theo như bạn trình bày, khoản tiền vợ bạn vay bạn không hề biết, có thể do cô ấy đánh đề hay làm việc gì đó cho cá nhân cô ấy, không vì nhu cầu gia đình thì chúng tôi xin đưa cơ sở pháp lý như sau:
Điều 45, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Trong trường hợp này, vợ bạn vay tiền với mục đích lô đề cho riêng cô ấy, hoặc vì mục đích nào đó mà bạn không được biết, không nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thì không rơi vào các trường hợp được pháp luật quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Do đó anh không phải liên đới để trả khoản nợ này cho vợ, cô ấy phải tự mình chịu trách nhiệm cho các khoản nợ này.
Nếu người đói nợ đe dọa để anh trả tiền thay cho vợ là hành vi vi phạm pháp luật, anh nên yêu cầu cơ quan công an can thiệp.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ liên đới trong các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và trong các trường hợp sau:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;