Về sau, những bộ truyện nối tiếp cũng ăn theo truyền thống này, có hơi động chạm một chút nhưng không làm ảnh hưởng quá nhiều. Ít nhất thì nhìn bề ngoài là như vậy.
Phần truyện Dragon Ball Super có rất ít những sự phát triển thêm về cốt truyện và nhân vật, nhưng lại tạo ra rất nhiều sự thành đổi về bối cảnh truyện. Bộ Dragon Ball Super là bộ có nhiều đóng góp nhất so với các bộ ngoại truyện khác của series. Xuyên suốt phần truyện, Dragon Ball Super từ từ thay đổi cốt truyện của bộ gốc.
1. Câu chuyện về quá khứ Son Goku
Thay đổi này thật ra đã xuất hiện từ phần ngoại truyện trước Dragon Ball Super. Thế nhưng trong phần Super, câu chuyện về tộc Saiyan được đặt làm trọng tâm nên càng nhấn sâu vào sự thay đổi này.
Trong bộ truyện gốc, tác giả từng đề cập những chiến binh Saiyan còn bé sẽ được đo mức sức mạnh và dựa vào đó gửi các bé Saiyan đến các hành tinh khác nhau để tập chinh phục.
Trong chương ngoại truyện Dragon Ball Minus, câu chuyện đã bị biến thể. Giờ thì Goku lại được chính ba mẹ của cậu gửi đến Trái Đất để cứu cậu khỏi cuộc tàn sát và mong muốn một ngày nào đó cậu sẽ quay lại để trả thù cho tộc của mình. Sự thay đổi này đã khiến câu chuyện độc đáo của Son Goku biến thành motif lối mòn giống hệt đa số các siêu anh hùng khác.
2. Hình tượng nhân vật Bardock (cha của Son Goku)
Có thể nói phần phim Dragon Ball Super: Broly khắc họa nhân vật Bardock rất kém. Ngoại truyện Dragon Ball Minus đã cố gắng bù đắp và khai thác sâu hơn vào tính cách của Bardock (giống cách làm của bộ anime riêng về Bardock), nhưng tựu chung thì vẫn dở ẹc.
Thay vì chiến đấu và hy sinh để bảo vệ sự tồn vong của tộc mình, Bardock gửi con trai mình đến Trái Đất và chiến đấu với Frieza trong lời kể lại. Không có sự xây dựng nào về mặt cảm xúc, không có trở ngại, không có đánh đổi. Bardock từ một người anh hùng bỗng chốc trở thành một người cha bình thường như bao người cha khác.
3. Nhân vật Gine (mẹ của Son Goku)
Bộ truyện gốc đã gửi một thông điệp rằng bố mẹ của Son Goku không mang chút tính ảnh hưởng nào. Son Goku là một Saiyan đến từ Trái Đất, và tất cả chỉ có vậy. Cậu ta chối bỏ xuất thân của mình. Cậu ta biết cậu ta là một Saiyan, cậu ta có những đặc điểm sức mạnh phi thường, thế là đủ. Không cần thiết phải đề cập đến nhân vật người mẹ.
Sự xuất hiện của Gine chẳng có gì đặc biệt. Bà được xây dựng là một nhân vật dễ ưa, nhưng lại chẳng có gì liên quan đến Saiyan cả. Thậm chí còn làm mờ đi chủ đề chính "sự đối chọi của gốc gác và môi trường giáo dục" bao trùm lên trận đấu giữa Goku và Vegeta trong arc Saiyan.
4. Địa ngục của Trái Đất
Trong bộ truyện gốc, Địa ngục chính là Địa ngục. Vậy thôi. Tác giả không hề đề cập đến việc mỗi hành tinh sẽ có một Địa ngục riêng. Địa ngục chỉ được miêu tả là một hành tinh do Diêm Vương cai quản. Phần phim "Sự hồi sinh của Frieza" đã tiết lộ rằng Frieza sau khi chết cũng được gửi tới Địa ngục của Trái Đất.
Địa ngục xuất hiện lần đầu trong arc Saiyan với vài chi tiết sơ sài. Dragon Ball Super đã nêu thêm được những chi tiết thú vị khác về Địa ngục. Đây là một trong số ít lần tác giả Toriyama mở rộng thêm về vùng đất chết chóc này.
5. Du hành thời gian
Akira Toriyama không đi sâu vào giải thích về du hành thời gian. Dù sao thì đây cũng là một khái niệm rất hỗn loạn. Tác giả chỉ nhắc đến việc Trunks tương lai cần nguyên liệu để vận hành máy thời gian, và việc quay ngược quá khứ đã tạo ra một dòng thời gian khác.
Dragon Ball Super đã đổi lại thành mỗi khi Trunks sử dụng máy thời gian thì sẽ lập tức tạo ra một dòng thời gian mới. Vô hình trung việc này đã tạo nên một plot hole, vì theo nguyên lý này đáng lẽ ra Trunks quay lại quá khứ lần hai sẽ không phải là Trunks quay lại quá khứ lần đầu mới phải. Đúng là vô cùng rối rắm.