1. Vụ trộm viên kim cương Antwerp
Chủ mưu của vụ trộm là Leonardo Notarbartolo, một tên trộm chuyên nghiệp với mục tiêu duy nhất là viên kim cương lớn nhất thế giới, bất chấp hệ thống an ninh được dùng để bảo vệ viên kim cương này có thể xem là bất khả xâm phạm.
Notarbartolo bắt đầu thực hiện kế hoạch vào năm 2000, ông ta thuê một văn phòng lớn tại trung tâm với vỏ bọc công ty trang sức. Ông ta tìm hiểu mọi chi tiết về an ninh của tòa nhà, tập hợp một nhóm trộm với những phi vụ không tưởng khắp châu Âu: chuyên gia thiết bị điện tử và báo động Elio D’Onorio, thợ cơ khí và thợ sửa khóa Ferdinando Finotto, và người bạn thời thơ ấu Pietro Tavano. Thành viên cuối cùng của băng đảng là một kẻ giả mạo chìa khóa đại tài, được biết đến với biệt danh "Vua của những chiếc chìa khóa".
Vào đêm ngày 16 tháng 2 năm 2003, băng nhóm này đã thâm nhập vào 10 lớp an ninh tối tân với một loạt các vật liệu cơ bản bao gồm keo xịt tóc, cán chổi và băng dính điện. Khi vào bên trong hầm, họ đã quẹt những món trang sức có giá trị từ 100 triệu đến hơn 400 triệu USD. Sau đó, họ trốn thoát suôn sẻ, tách ra để trở về Ý.
Notarbartolo gần như thoát khỏi một trong những vụ trộm béo bở nhất trên thế giới - nhưng lại bị chính người bạn thân nhất của anh ta đánh bại. Họ cần phá hủy mọi thứ được sử dụng trong vụ trộm, Notarbartolo giao nhiệm vụ này cho Tavano, nhưng anh ta đơn giản chỉ vứt hết mọi thứ vào một khu rừng. Khi người trông coi rừng tìm thấy túi rác và những túi kim cương, họ đã gọi cảnh sát, rồi từ đây lần theo dấu để truy tìm Notarbartolo.
Notarbartolo nhận án tù 10 năm vì vụ cướp, Tavano, D’Onorio và Finotto là án tù 5 năm. Tuy nhiên, kẻ trộm thứ 5 chưa rõ danh tính hay các món trang sức họ đánh cắp vẫn chưa được tìm thấy.
2. Vincenzo Peruggia và vụ trộm bức tranh Monalisa
Vincenzo Peruggia là cựu nhân viên bảo tàng Louvre, vào thời điểm vụ trộm vào năm 1911, anh ta chỉ mới 30 tuổi. Khi xuất hiện ở bảo tàng vào ngày 21 tháng 8, Peruggia mặc đồng phục của nhân viên, dễ dàng trộm được bức tranh Monalisa vào lúc không có ai ở xung quanh. Bức tranh có kích cỡ 77x53, được giấu dưới áo khoác của anh ta, và Vincenzo Peruggia rời bảo tàng cùng một trong những kiệt tác nghệ thuật quan trọng nhất của nhân loại.
Hai năm sau, Peruggia đưa bức tranh vượt biên giới Ý và đưa nó cho Alfredo Geri, một thợ vẽ tranh ở Florence, tại đây Peruggia ngay lập tức bị bắt. Điều đáng ngạc nhiên là vào thời điểm xảy ra vụ cướp, Monalisa không nổi tiếng như ngày nay, và có giá trị không đáng kể. Vụ trộm của Vincenzo Peruggia đã thay đổi giá trị của bức tranh lên mức khó tin, rơi vào khoảng 860 triệu USD (tương đương 20 nghìn tỷ VNĐ).
3. D.B.Cooper – "Siêu trộm" biến mất trên không
Vụ trộm khét tiếng bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 1971. Một người đàn ông tự xưng là Dan Cooper đã lên chuyến bay 305 của Hãng hàng không Northwest Orien. Ngay sau khi cất cánh, Cooper thông báo với tiếp viên rằng anh ta có một quả bom và yêu cầu 200.000 USD, 4 chiếc dù và xe tiếp nhiên liệu cho máy bay. Sau khi thả các con tin tại một sân bay, nhận số tiền chuộc và dù, anh ta yêu cầu 4 phi hành đoàn đồng hành cùng mình trên chuyến bay tới Mexico.
Tuy nhiên, khi bay qua Reno, Nevada, Cooper đã nhảy xuống khỏi máy bay và hoàn toàn biến mất. Một số máy bay từ Lực lượng Không quân và Phòng không Quốc gia cũng không thể phát hiện được thời điểm D.B. Cooper nhảy khỏi máy bay. Lực lượng chức năng hoàn toàn mất dấu người đàn ông bí ẩn này, cùng số tiền 200.000 USD anh ta tẩu thoát cùng. Cho đến nay, vụ trộm trên không của D.B.Cooper vẫn là một trong những vụ án mà FBI cũng chưa thể phá giải.
4. Vụ trộm Banco Central
Vụ trộm Banco Central năm 2005 ở Fortaleza, Brazil, từng được sách Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là vụ cướp ngân hàng vĩ đại nhất thế giới.
Để thực hiện vụ cướp, một băng nhóm 25 thành viên đã thành lập một công ty kinh doanh cảnh quan giả. Họ đã dành ba tháng để đào một đường hầm dài 256 foot dẫn lên tầng hầm của ngân hàng. Khi vào bên trong, họ đã đánh cắp container chứa 71,6 triệu USD (khoảng 1600 tỷ VNĐ). Chỉ có 8 thành viên bị bắt với gần 1/3 số tiền được thu hồi lại.