Ngày nay, giấy vệ sinh là vật dụng phổ biến trên khắp thế giới. Nó quan trọng đến nỗi ở những thời điểm khẩn cấp, người ta phải chen lấn để mua về tích trữ còn nhiều hơn cả thực phẩm. Tuy nhiên, lịch sử của vật dụng này mới chỉ bắt đầu vào thế kỷ 14. Vậy trước đó loài người giải quyết vấn đề vệ sinh cá nhân bằng cách nào khi không có giấy?
1. Lõi ngô
Vào những năm 1700, người Mỹ bản địa thường sử dụng lõi ngô khô làm ‘giấy vệ sinh’. Đây là loại vật liệu khá dồi dào, phong phú và mềm mai, dễ thấm hút. Dù người dùng có thể hơi đau rát một chút, nhưng nó vẫn được đánh giá là an toàn, thoải mái hơn nhiều loại vật liệu khác.
2. Tuyết
Đối với những người sống ở vùng lạnh thì tuyết là ứng cử viên sáng giá vào cái thời giấy vệ sinh chưa có mặt trên đời. Nhược điểm duy nhất có lẽ là cảm giác lạnh đến thấu xương, có điều nếu dùng quen thì chắc cũng không ai thấy ngại vì nó rất sạch sẽ.
3. Đá
Nghe thật khó tin, nhưng đã có những thời kỳ con người dùng đá để làm vệ sinh. Ưu điểm của loại "giấy vệ sinh" này là dễ kiếm, dồi dào. Cũng giống như lõi ngô, dù đây không phải loại vật liệu đem lại cảm giác dễ chịu nhất, nhưng chí ít nó rất tiện lợi khi chưa có vật liệu khác tốt hơn để thay thế.
4. Gậy gỗ
Khoảng 2000 năm trước, người dân ở Trung Quốc cổ đại đã sử dụng gậy vệ sinh. Loại "giấy vệ sinh" này được cắt từ tre và các loại gỗ khác, tạo hình của chúng trông như những chiếc thìa. Người ta gọi dụng cụ này là salaka, cachou hoặc chugi. Đầu các của dụng cụ có bọc bằng vải để tạo cảm giác thoái mái hơn cho người dùng. Dù vây, nó vẫn khiến có người ta rùng mình khi nghĩ đến.
5. Mảnh gốm vỡ
So với người Trung Quốc, người Hy Lạp thậm chí còn có loại "giấy vệ sinh" rùng rợn hơn. Trong các nhà vệ sinh cổ đại, người Hy Lạp sử dụng "pessoi" (các mảnh gốm nhỏ) để vệ sinh sau khi đại tiện. Các mảnh gốm này thường có đường kính từ 3 – 11 cm, được cắt gọt và làm mịn góc từ đồ gốm hỏng. Loại vật liệu này phổ biến đến nỗi người Hy Lạp có câu ngạn ngữ: "Ba mảnh là đủ để lau".
6. Tersorium
Nếu những loại vật liệu trên quá cứng và dễ khiến người dùng bị đau, thì tersorium của người La Mã có vẻ dễ chịu hơn. Tersorium là một dụng cụ vệ sinh được tạo ra bằng cách gắn bọt biển lên trên một chiếc que. Dù không có tài liệu nào ghi chép cụ thể về cách sử dụng, nhưng nhiều người cho rằng có khả năng tersorium là chổi vệ sinh chứ không phải "giấy vê sinh".
7. Vỏ trai
Người dân ở vùng đảo và ven biển thường tận dụng luôn tài nguyên thiên nhiên làm vật liệu thay thế "giấy vệ sinh", bất chấp việc chúng có nhiều cạnh sắc. Nếu không có vỏ trai, người ta sẽ thay thế bằng vỏ dừa.
8. Cỏ
Cỏ và lá cây là phương pháp mềm mại nhất mà con người từng sử dụng trong lịch sử. Ưu điểm của loại vật liệu thiên nhiên này là dễ tìm, thân thiện với môi trường và tiện lợi.
9. Cát
Điều kiện khí hậu khác nhau dẫn đến cách làm vệ sinh cũng khác nhau. Ở những nơi khô cằn, người dân buộc phải tận dụng luôn cát để thay cho giấy vệ sinh. Cách này không mấy thoải mái nhưng gần như là lựa chọn duy nhất với nhiều người.