Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel

Tất cả đều khiến cho dân tình không khỏi ngỡ ngàng trước sự táo bạo và khả năng lừa đảo siêu phàm của những thiên tài nổi danh nhất trong lịch sử này.

Trên thế giới từ trước đến nay có không ít những vụ lừa đảo với nhiều chiêu trò khác nhau. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là không phải lúc nào việc lừa đảo cũng hướng đến tiền bạc, đôi khi người ta ‘bịa đặt’ ra những câu chuyện không có thực chỉ vì… đam mê.

1. George Psalmanazar và câu chuyện về người Formosa

Psalmanazar được mệnh danh là kẻ nói dối thiên tài, ông ta mê hoặc cả nước Anh suốt một thời gian dài nhờ những câu chuyện bịa đặt vô cùng chân thật. Phi vụ lừa đảo chấn động nhất của Psalmanazar là câu chuyện về giống người Formosa.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 1.

Ban đầu, Psalmanazar tự nhận mình là kẻ ngoại đạo lần đầu tiên đến châu Âu. Ông ta có thể nói một thứ tiếng rất trôi chảy nhưng không ai hiểu được, ăn mặc theo kiểu lạ lùng và thực hiện hàng loạt nghi thức kỳ dị ở chốn đông người… Điểm bình thường duy nhất có lẽ là ngoại hình của Psalmanazar rất giống với người châu Âu đương thời.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 2.

Bản đồ vùng đất hư cấu Formosa

Psalmanazar sau đó tự nhận mình đến từ một hòn đảo xa xôi có tên Formosa, từng bị bộ lạc bản địa bắt làm tù binh. Thậm chí, ông ta còn sáng hẳn một cuốn sách có tên ‘Mô tả về lịch sử và địa lý đảo Formosan’. Trong sách mô tả những người đàn ông Formosan lúc nào cũng gần như trần truồng và thích ăn thịt rắn.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 3.
Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 4.

Một số hình ảnh do Psalmanazar vẽ miêu tả hòn đảo Formosa

Vì câu chuyện mà Psalmanazar kể quá hấp dẫn, ông ta được mời đến nhiều nơi để thuyết trình về lịch sử và ngôn ngữ của vùng đất Formosa. Thậm chí, Psalmanazar còn dịch các tác phẩm văn học không hề có thực của hòn đảo hư cấu kia ra tiếng Anh. Trò bịp bợm chỉ kết thúc vào năm 1706, khi Psalmanazar quá mệt mỏi với việc bịa chuyện và thú thật với bạn bè mọi chuyện chỉ là tưởng tượng.

2. Mary Baker và câu chuyện Công chúa Caraboo

Năm 1817, một thợ đóng giày người Anh bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp ăn mặc kỳ lạ đang đi lạc đường. Cô gái nói một thứ tiếng không ai hiểu được, viết loại chữ kỳ quái. Dân trong vùng phải vận dụng mọi cách để hiểu được cô gái nói gì.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 5.

Cuối cùng, nhờ một thủy thủ người Bồ Đào Nha, người ta hiểu được phần nào câu chuyện của cô gái. Thiếu nữ tự xưng là công chúa của Caraboo, thuộc đảo Javasu ở Ấn Độ Dương. Cô bị cướp biển bắt cóc và may mắn trốn thoát được bằng cách bơi vào bờ khi thuyền đi ngang qua kênh Bristol.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 6.

Dòng bút tích bằng ngôn ngữ kỳ quái mà Mary Baker tự sáng tạo ra

Câu chuyện về nàng công chúa bị bắt cóc, thạo bắn cung, giỏi leo cây, hay hát bằng ngôn ngữ kỳ lạ và cậu nguyện cho vị thần Allah Tallah nhanh chóng nổi tiếng, được bàn tán khắp nơi. Thế nhưng cuối cùng mọi người đều ngã ngửa khi biết thực ra công chúa Caraboo chỉ là con một thợ đóng giày, tên thật là Mary Baker. Mary đã tự sáng chế ra ngôn ngữ kỳ quái và bịa chuyện.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 7.

3. Victor Lustig – Kẻ rao bán đồng nát tháp Eiffel 2 lần

Lustig được xem là bậc thầy lừa đảo. Ông thông thạo 5 ngoại ngữ: Séc, Anh, Pháp, Đức, Ý. Tại Mỹ, ông từng bị bắt 50 lần nhưng cuối cùng đều được thả vì không có bằng chứng. Năm 1925, một lần đọc báo và nắm được thông tin Tòa thị chính Paris đang gặp khó khăn tài chính để trùng tu tháp Eiffel, Lustig ra nảy ra một kế hoạch táo bạo.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 8.

Ông ta làm giả giấy tờ, tự nhận là thứ trưởng Bộ bưu điện Pháp, sau đó gửi lời mời đến 6 nhà tư bản luyện kim lớn thời đó. Lustig vẽ ra câu chuyện về cuộc đấu giá kín tháp Eiffel.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 9.

Cuối cùng Lustig đã lừa được nhà tỉ phú Andre Poisson bỏ ra khoản tiền 11,650 tỷ (khoảng 50.000 đô la) để mua pháp. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi Poisson đưa thợ đến tháo dỡ tháp và bẽ bàng nhận ra ông đã bị lừa.

Những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, từ bịa chuyện cho vui đến bán đồng nát tháp Eiffel - Ảnh 10.

Không dừng lại ở đó, Lustig còn thực hiện trót lọt thêm một vụ lừa bán tháp Eiffel nữa vào năm 1930.