Sự thật phũ phàng phía sau những câu chuyện cổ tích: Không phải lúc nào cũng màu hồng

Chẳng phải mọi thứ đều êm đẹp đâu, mọi thứ có khiến cho tuổi thơ của bạn bị đục khoét nữa.

1. Công chúa Tóc mây (Rapunzel) là single mom

Sự thật phũ phàng phía sau những câu chuyện cổ tích: Không phải lúc nào cũng màu hồng - Ảnh 1.

Với đa số chúng ta, Rapunzel là một nàng công chúa với mái tóc vàng óng dài thật dài, đủ để tạo thành dây cho hoàng tử leo lên tháp giải cứu khỏi sự giam cầm của mụ phù thủy tên "Mẹ Gothel". Đó cũng là tạo hình của Rapunzel trong phiên bản phim hoạt hình.

Chuyện cũng chẳng có gì để nói, cho đến khi bạn biết rằng bản gốc của truyện không vui vẻ được như thế. Bởi lẽ, ý nghĩa của nó thực chất là để cảnh báo phụ nữ về hậu quả của việc... quan hệ trước hôn nhân.

Trong bản gốc, hoàng tử đã mò đến ngọn tháp của Rapunzel nhiều hơn 1 lần, lại toàn vào buổi đêm. Ít lâu sau, Rapunzel thấy chiếc váy của mình trở nên chật hơn, bụng lại to ra. Mẹ kế biết chuyện, hiểu rằng nàng đã mang thai nên đã cắt mái tóc dài, bỏ mặc nàng giữa 1 sa mạc.

Không từ bỏ, Rapunzel cố gắng tồn tại, sinh hạ thành công một cặp sinh đôi. Cuối truyện, hoàng tử tìm ra nàng cùng 2 con, rồi họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.

2. Bạch Tuyết: Không có mẹ kế nào cả, nàng bị chính mẹ đẻ bỏ rơi

Sự thật phũ phàng phía sau những câu chuyện cổ tích: Không phải lúc nào cũng màu hồng - Ảnh 2.

"Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn" là một câu chuyện kinh điển trong kho tàng truyện cổ tích thế giới. Trong đó, vì quá ganh tị với sắc đẹp của Bạch Tuyết mà người mẹ kế ác độc đã tìm cách bỏ cô trong rừng, rồi tìm mọi cách để sát hại.

Nhưng trong phiên bản đầu tiên của anh em nhà Grimm, chẳng có bà mẹ kế nào cả. Ác nhân chính trong truyện thực chất chính là mẹ ruột của Bạch Tuyết. Bà đã yêu cầu Bạch Tuyết vào rừng hái hoa, rồi bỏ mặc cô ở đó.

Trong một dị bản khác, bà mẹ đã yêu cầu người hầu thân cận tính cách làm sao để loại bỏ đứa con gái "ngứa mắt" này đi. Nhìn chung thì trong các phiên bản sau này, người ta đã đổi nhân vật thành mẹ kế để câu chuyện không quá tiêu cực, gây lo sợ cho trẻ em.

Ngay cả phiên bản phim hoạt hình của Walt Disney cũng là một dị bản. Trong phim, các chú lùn đều có tên, còn Bạch Tuyết cũng gặp hoàng tử trước khi chìm vào giấc ngủ vì táo độc, và thức dậy nhờ một nụ hôn. Còn ở phiên bản gốc, Bạch Tuyết tỉnh lại khi hoàng tử đang đưa nàng về nơi an nghỉ cuối cùng, vì... xe ngựa quá xóc.

3. Mèo đi hia thực ra không phải là mèo

Sự thật phũ phàng phía sau những câu chuyện cổ tích: Không phải lúc nào cũng màu hồng - Ảnh 3.

"Chú mèo đi hia" là một truyện cổ tích rất thú vị, về việc chú mèo đã giúp chủ nhân của mình - vốn là em út trong một gia đình, bị tước hết tài sản bởi anh em trong nhà - có được cái kết đẹp như thế nào.

Nhưng trong bản gốc, tác giả Giovanni Francesco Straparola đưa chi tiết tưởng vô lý mà lại hết sức hợp lý. Người em út vẫn chỉ được thừa hưởng con mèo, nhưng con mèo ấy thực ra lại là một bà tiên biến thành. Trong hình dạng chú mèo, bà tiên đã giúp chủ nhân có được một tòa lâu đài sau khi một vị lãnh chúa qua đời, chiếm được trái tim của công chúa, và cuối cùng trở thành vua. Sau này, Charles Perrault đã thay đổi câu chuyện. Mèo của Perrault chỉ là mèo, không có phép thuật, dựa vào trí thông minh để giúp chủ mà thôi.