9 ảo mộng "màu hường" từ phim khiến chúng ta tưởng bở và thực tế “phũ phàng” khác xa màn ảnh

Việc chìm đắm trong những bộ phim ngôn tình sẽ khiến bạn gặp phải nhiều trở ngại khi quay trở lại với thực tế.

Thật tốt khi được xem một bộ phim Disney và trong khoảng thời gian đó, bạn được sống trong một thế giới diệu kỳ. Nhưng một khi bộ phim kết thúc, chúng ta phải quay trở lại thực tế.

Những bộ phim lãng mạn cũng vậy, nó khiến chúng ta chìm đắm và có những ảo tưởng khác xa so với đời sống. Một nghiên cứu cho thấy điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ xung quanh của bạn.

Phá bỏ những lầm tưởng đó, bạn sẽ đảm bảo được rằng cuộc sống tình yêu của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì.

Không phải điều gì muốn là sẽ có được

Ví dụ: The Notebook (2004), How I Met Your Mother (2005-2014)

Những yếu tố trong phim ngôn tình như tìm được một người bạn tri kỷ, hay còn được gọi là “người tình trong mộng” đều làm thỏa mãn những người tin vào duyên số. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến họ trở nên bị động hơn và kết quả là các mối quan hệ kiểu này thường chóng vánh. Theo các  nhà tâm lý học, một khi đã từ bỏ thì có nhiều vấn đề sẽ kéo theo. Ngoài ra, những tình tiết trong phim ngôn tình cũng khiến nhiều người nghĩ rằng họ không thể kiểm soát được đời sống tình cảm của chính mình.

Yêu từ cái nhìn đầu tiên

Ví dụ: Titanic (1997), West Side Story (1961)

“Yêu từ cái nhìn đầu tiên” là ý tưởng thường thấy của các nhà làm phim để rút ngắn thời lượng phim một cách hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, bạn có thể gặp ai đó ngoài đời và bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng lại thực sự cần nhiều thời gian hơn để xây dựng một mối quan hệ có ý nghĩa đặc biệt.

“Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”

Ví dụ: The Notebook (2004)

Theo các chuyên gia trong ngành, đôi khi những xung đột gay gắt giữa các nhân vật được sử dụng  để làm tăng tính căng thẳng của bộ phim. Dù đôi bên có bất đồng ý kiến, thậm chí là la hét hay đập phá đồ đạc, lái xe một cách nguy hiểm thì đều hoàn toàn bình thường. Đây đều là dấu hiệu của vấn đề kiểm soát cảm xúc trong cơn tức giận.

“Anh hùng cứu mỹ nhân”

Ví dụ: Pretty Woman (1990), Maid in Manhattan (2002)

Trong nhiều bộ phim, việc gặp được nửa kia giống như một phép màu có thể giải quyết mọi vấn đề của bạn. Vì vậy, tình yêu được xem như một điều giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp và trọn vẹn hơn. Thế nhưng trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng độc thân mang lại nhiều thời gian hơn cho các tương tác xã hội và khiến mọi người hạnh phúc.

Mong đợi tính cách của ai đó hoàn toàn giống với tính cách của bạn

Ví dụ: How to Lose a Guy in 10 Days (2003), 10 Things I Hate About You (1999)

Một số bộ phim cho thấy rằng chúng ta có thể nói dối hoặc che đậy những suy nghĩ thực sự của mình. Đặc biệt là khi bạn gặp được một người mình thích, có thể sẽ nói dối về sở thích, tính cách của bản thân để phù hợp với đối phương.

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: nói dối đối phương sẽ khiến bạn thiếu chân thực trong mối quan hệ, không thoải mái khi ở bên những người thân yêu, và thậm chí là các vấn đề về sức khỏe.

Không có điều gì mà tình yêu đích thực không thể sửa chữa được

Ví dụ: Beauty and the Beast (1991), Crazy, Stupid, Love. (2011)

Mọi người đều biết rằng hầu như không thể thay đổi một con người, nhưng chúng ta vẫn dễ dàng tin vào điều này. Thế nhưng những gì bạn muốn ở đối phương lại vô tình làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và rất khó để duy trì được lâu dài.

Vẻ bề ngoài có thực sự quan trọng?

Ví dụ: Cinderella (1950), The Princess Diaries (2001), She's All That (1999)

Từ lâu, nhiều bộ phim ngôn tình đã nhấn mạnh rằng việc thay đổi kiểu tóc, cách trang điểm có thể giúp bạn lấy được một người như ý, ngay cả khi họ chưa quan tâm đến bạn từ trước đó. Tất nhiên, việc thay đổi ngoại hình không phải là điều xấu nhưng chúng ta không nên làm điều này chỉ để gây ấn tượng với người khác mà hãy là chính mình.

“Nói có là không, không là có”

Ví dụ: Friends (1994-2004), Pride and Prejudice (2005)

Câu chuyện hoang đường này không chỉ khiến người bạn thích thấy rằng bạn không quan tâm đến họ mà còn chống lại quy tắc "không có nghĩa là không". Điều này khi được thể hiện trên phim là một thứ gì đó rất lãng mạn, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Chúng ta chỉ có thể là bạn bè

Ví dụ: Celeste và Jesse Forever (2012), Love Actually (2003)

Thật khó để từ bỏ mối quan hệ trong quá khứ mà bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và tâm sức vào, hoặc giữ mối quan hệ bạn bè nếu bạn bị từ chối. Đôi khi tốt hơn hết là bạn nên thật sự kết thúc, nếu không, tình bạn này có thể làm tổn thương các mối quan hệ của cả hai trong tương lai. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nếu muốn làm bạn với người yêu cũ thì nên đợi ít nhất từ 6-12 tháng sau khi chia tay.

MỤC LỤC [Hiện]