Trong Tây Du Ký nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá, lúc sinh thời khiến trời đất rung chuyển, kinh động đến Thiên Đình. Sau đó Thạch Hầu sống tự do tự tại ở Hoa Quả Sơn cho đến khi chứng kiến một con khỉ già chết. Thạch Hầu nghĩ rằng rồi đến một ngày nó cũng sẽ chết đi như vậy, từ đó dục vọng trường sinh bất tử bắt đầu nổi lên. Thạch Hầu quyết tâm ra ngoài tầm sư học đạo, cuối cùng được bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ.
Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá.
Bồ Đề Tổ Sư đặt tên cho thạch hầu là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề Tổ Sư hai bản lĩnh là 72 phép biến hóa và Cân Đẩu Vân. Tuy nhiên, ngay sau khi được Bồ Đề Tổ Sư đặt tên, thì số mệnh của Tôn Ngộ Không đã được ghi lên sổ sinh tử ở Địa Phủ. Với pháp lực của Bồ Đề Tổ Sư, ông đương nhiên xem được Tôn Ngộ Không thọ được đến năm bao tuổi.
Bồ Đề Tổ Sư cùng hoàn toàn biết được mục đích của Ngộ Không khi tìm đến ông là được trường sinh bất tử. Ông không phải không để ý đến chuyện đó, mà ngay từ đầu ông đã ngầm giúp Ngộ Không đạt được ý nguyện này.
Bồ Đề Tổ Sư biết được rằng ngay khi đặt tên cho Tôn Ngộ Không thì cái tên Tôn Ngộ Không sẽ xuất hiện trong sổ sinh tử của Diêm Vương và muốn trường sinh bất lão thì chỉ cần xóa bỏ số mệnh trong sổ sinh tử là được. Khi biết được số mệnh của Ngộ Không sắp kết thúc, Bồ Đề Tổ Sư đã lập tức đuổi Ngộ Không đi, cắt đứt mọi quan hệ và không cho phép Ngộ Không được nhắc tới mình.
Bồ Đề Tổ Sư làm vậy vì ông hiểu với tính tình của Ngộ Không, khi bị người của Địa Phủ bắt đi, dựa vào đạo thuật học được của mình, Tôn Ngộ Không chắc chắn sẽ phản kháng, làm kinh động tam giới, khó tránh khỏi lôi kéo ông vào chuyện.
Quả nhiên, khi bị Hắc Bạch Vô Thường trói và kéo đến Địa Phủ. Lúc nghe Hắc Bạch Vô Thường nói tuổi thọ của mình đã hết, Mỹ Hầu Vương đã không tuân theo sự sắp đặt của Địa Phủ, hoàn toàn bỏ qua các quá trình như uống canh Mạnh Bà, qua cầu Nại Hà hay Lục Đạo Luân Hồi, trực tiếp cầm gậy Như ý xông vào đại điện Diêm La. Chuyến đi đến Địa Phủ của Tôn Ngộ Không dù là ngoài ý muốn nhưng lại không hề vô ích, Ngộ Không đã xóa bỏ được tên của mình khỏi sổ Sinh Tử.
Khi ở Địa Phủ Tôn Ngộ Không đã được 342 tuổi, sau đó làm nửa tháng Bật Mã Ôn (phụ trách trông coi ngựa) trên thiên đình.
Nếu tính một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới, chính là 15 năm. Tôn Ngộ Không lại tiếp tục làm thêm nửa năm chức Tề Thiên Đại Thánh, tức 177 năm.
Ở trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân bảy bảy bốn chín ngày, nghĩa là thêm 49 năm nữa, thêm 500 năm bị phong ấn dưới núi Ngũ Hành, 14 năm đi lấy kinh, tổng cộng tuổi của Tôn Ngộ Không khi đó là hơn 1097 tuổi.
Đây là lý do Tôn Ngộ Không thường rất kiêu ngạo nói với một số yêu quái: "Ta chính là ông ngoại của ngươi". Trên thực tế, trong Tây du ký cũng có không ít yêu quái tu luyện được hơn nghìn năm, ví như Bạch Cốt Tinh.