Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn

Chưa có "bầy ma" màn ảnh rộng nào có thể làm lại "hội chị em" ở Pháp Sư Mù. Tin hay không cứ đọc bài sẽ rõ.

Không phải ngẫu nhiên mà Ai Chết Giơ Tay vượt qua đối thủ sừng sỏ là Thập Tam Muội để được xướng tên web drama được yêu thích nhất ở WeChoice 2018, chỉ chiếu Youtube nhưng tác phẩm đã mở luôn ra hướng đi mới cho Huỳnh Lập và ekip, đó là làm phim về đề tài tâm linh thay vì chạy theo xu hướng giang hồ vào thời điểm bấy giờ. Theo như Huỳnh Lập chia sẻ, anh chàng đã gác lại toàn bộ những dự án parody, web drama hài, hay những sản phẩm mà Huỳnh Lập "lẽ ra phải làm" để tập trung thực lực dồn hết vào bộ phim chiếu rạp Pháp Sư Mù.

Trailer "Pháp Sư Mù"

Câu hỏi đặt ra cho khán giả ở thời điểm hiện tại là Pháp Sư Mù liệu có đi theo vết xe đổ của Chị Mười Ba, bộ phim điện ảnh bị đánh giá là "mất chất" khi so với bản web drama? Hay kĩ xảo của Pháp Sư Mù liệu có "3 xu" như phim Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2014? Tất cả sẽ được giải đáp sớm thôi.

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 2.

1. Xin hãy chuẩn bị tâm lí trước: Pháp Sư Mù không phải là phim kinh dị

Nếu mong đợi Huỳnh Lập sẽ có một bộ phim máu me rùng rợn, có loạt tình tiết man rợ đẫm máu kiểu như Thất Sơn Tâm Linh hay tra tấn "bánh bèo" ở Bắc Kim Thang thì bạn sẽ hụt hẫng lắm đấy. Bất chấp việc cục điện ảnh dán nhãn C18+ cho Pháp Sư Mù, thì trong phim bản chất sẽ chẳng có màn hù doạ tâm lí nào. Về cơ bản, khán giả có thể hiểu Pháp Sư Mù như một bộ phim sở hữu nội dung tâm linh, có yếu tố hài hước gây cười trong phim. Vậy là đủ! Bộ phim sẽ chẳng có phân cảnh nào 18+ lắm đâu. Vậy nên một phần đó cũng lí do Pháp Sư Mù chẳng bị cắt giây nào chăng?

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 3.

Trên các website đặt vé Pháp Sư Mù, bộ phim được xếp vào thể loại hài kinh dị. Nhưng xem phim chẳng thấy kinh dị lắm?

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 4.

2. Không xem web drama có coi được Pháp Sư Mù không?

Tất nhiên là có, nhưng sẽ hơi tốn thời gian để "thẩm thấu" câu chuyện hơn chút. Về cơ bản, chính Huỳnh Lập và ekip cũng thừa hiểu câu chuyện khán giả xem Youtube miễn phí và công chúng bỏ tiền mua vé xem phim là hoàn toàn khác nhau. Vậy nên ở phần cốt truyện, biên kịch đã cố gắng "gia giảm" những chi tiết từng xuất hiện ở web drama có xuất hiện trên phim. Nhưng ngặt một nỗi, bản thân Pháp Sư Mù có kịch bản nền tảng từ Ai Chết Giơ Tay, thế nên thi thoảng ekip bộ phim phải sa đà một chút về giải thích để cho ai xem cũng hiểu. Chính vì thế nên bộ phim trở nên không gọn gàng, có phần dài dòng không đáng có.

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 5.

Không xem web drama cũng không sao, nhưng mạch phim sẽ hơi "gãy" chút đấy nhé nếu vì vài đoạn sẽ không hiểu lắm.

3. Huỳnh Lập kiểu gì không giải trí, nhưng phần vui nhất lại thuộc về lũ ma "đi bar về muộn"

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 6.

Ba nhân vật chính trong phim.

Câu chuyện về Pháp Sư Mù kể về hành trình đi tìm lại ánh sáng cuộc đời cho Tinh Lâm (Huỳnh Lập) cùng Thuỵ Du (Quang Trung), người có khả năng hút linh đồn kẻ đã khuất và Liên Thanh (Hạnh Thảo), có siêu năng lực nhìn ra ma quỷ. Trong phim, Huỳnh Lập giữ vai trò diễn viên chính, và anh cũng chẳng tấu hài gì mấy (có lẽ fan của anh chàng sẽ buồn nhiều vì mong lắm những màn quăng miếng mặn mòi của Huỳnh Lập). Những nhân tố gây hài lại thuộc về những con ma? Các bạn tin nổi không!

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 7.

Những con ma đi bar về muộn vừa nhìn đã thấy chán đời trong phim.

Có thể nói xem Pháp Sư Mù, những khán giả trưởng thành sẽ có cơ hội gặp lại các kiểu hoá trang Halloween cổ lỗ sĩ mà lâu rồi không ai gặp. Ai đời ma thời nay còn có vụ ăn mặc rách rưới, hoá trang như đi đám cưới đánh 8 hộp phấn rồi trời bất chợt đổ cơn mưa. Thậm chí ma mà cũng có concept LGBT, bảy sắc cầu vồng mỗi bé mỗi màu trông thật ngộ nghĩnh. Chính điều này đã làm cho khán giả hoang mang không biết ekip đã đầu tư cho kĩ xảo kiểu gì, nhìn ma nào ma nấy sợ thì chẳng sợ chỉ thấy hoang mang không biết có xem nhầm phim không?

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 8.

Những hồn ma đủ màu cầu vồng lục sắc.

4. Phải chi Pháp Sư Mù đừng "tham" thì hay biết mấy...

Trước đó Huỳnh Lập từng chia sẻ rằng nếu cục bắt cắt thì anh cũng chẳng biết làm thế nào vì phim kịch bản đã làm rất chặt chẽ. Và đúng thật, cảm giác khi xem Pháp Sư Mù người ta cảm thấy nó "chặt" thật, đến mức hơi siết thái quá vì "tham" twist. Đỉnh điểm là màn nhớ về tiền kiếp, đây chính là phân đoạn làm gãy sạch mạch phim, biến Pháp Sư Mù từ cảm giác đang dễ chịu lại thấy khó hiểu, không biết ý đồ khi chêm tình tiết này vào là để làm gì?

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 9.

Phân đoạn tái hiện tiền kiếp gây hoang mang cho người xem.

5. Dàn diễn viên duyên dáng, nhìn mặt thôi cũng đủ giải trí

Đầu tiên phải nói đến "bầy ma" 5 anh em siêu nhân. Nằm trong tuyến phụ, xuất hiện cũng không phải là nhiều nhặn gì nhưng được cái chất lượng. Đây cũng là các nhân vật gây hài được lấy ra từ những câu chuyện xã hội (thế mạnh của Huỳnh Lập). Chỉ tiếc khâu kĩ xảo yếu, thèm theo đó là hoá trang halloween cũ kĩ không giúp cho tuyến này diễn thăng hoa hơn. Huỳnh Lập - Quang Trung và Trịnh Thảo thì chẳng có gì để bàn, bộ ba đã hợp tác ăn ý từ thời Ai Chết Giờ Tay Rồi, họ chỉ việc bứng từ web drama sang điện ảnh là xong.

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 10.

Khả Như có thể gây một vài "tranh cãi" nhẹ, thi thoảng người ta vẫn thấy phảng phất ở đâu đó nét diễn của sân khấu, cách nhả thoại cũng hơi cũ. So với màn xuất hiện mờ nhạt ở Trạng Quỳnh hồi đầu năm thì lần này Khả Như lên hình nhiều hơn. Nhưng nếu cứ nhận những kiểu vai như thế này sẽ "hơi nguy hiểm" cho cô nàng. Hi vọng ở Nắng 4 sắp ra mắt, Khả Như với hình tượng người mẹ sẽ đột phá hơn.

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 11.

Đại Nghĩa vào vai Cậu Út, người thân của Tinh Lâm được hứa hẹn là sẽ giúp cháu mình thoát mù. Đại Nghĩa vốn duyên thì ai cũng biết, nhưng một lần nữa, người ta vẫn thấy chất kịch nhiều hơn chất điện ảnh.

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 12.

Còn lại lầy lội nhất thuộc về bộ ba cô gái Việt Hương, Lê Giang và Phương Thanh. Tất cả đều là những diễn viên gạo cội và máu hài hước ăn vào máu làm nghệ thuật, vậy nên không có gì lạ khi cả 3 cô đều diễn duyên dáng, "ăn tiền". Xuất hiện ngắn ngủi nhưng tạo được dấu ấn khó phai.

Cười nắc nẻ với hội yêu ma đi bar về muộn của Pháp Sư Mù, nhưng ước gì Huỳnh Lập bớt tham phim sẽ tốt hơn - Ảnh 13.

Bạn nghĩ sao về Pháp Sư Mù?

Tóm lại, Pháp Sư Mù đã làm tốt được câu chuyện "xem phim để giải trí". Ở thời điểm hiện tại. Nhưng qua đó cũng thấy một thực trạng rằng Việt Nam thực sự đang rất nhiếu những nhân tài làm kĩ xảo cho phim, hoặc có nhưng "kinh phí" để rót vào đầu tư cho khâu này vẫn còn quá nhiều hạn chế. Ngoài ra, Pháp Sư Mù chắc chắn sẽ là bộ phim gây tranh cãi, sẽ có đối tượng xem đây là phim Việt ổn ở mức giải trí, sẽ có người vì tin Huỳnh Lập mà cho rằng kiểu gì Lập làm thì cũng chỉn chu thôi, nhóm đối tượng khó tính hơn thì an tâm phim Việt sẽ chẳng thể nào khiến họ hài lòng ở thời điểm hiện tại.

Còn với những người đã xem phim, bạn chấm Pháp Sư Mù bao nhiêu điểm?

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về Pháp Sư Mù?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Pháp Sư Mù đang công chiếu trên các rạp toàn quốc.