Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, "rơi rớt tâm tính" một cách đáng thương

9981 kiếp nạn, có những kiếp nạn là do một tay Tôn Ngộ Không gây ra.

Ấy là câu chuyện Hành Giả trộm nhân sâm - một trong số những tập phim gây ấn tượng bậc nhất trong Tây Du Ký vì tất cả đều là do Tôn Ngộ Không một mình chuốc lấy. Không chỉ là hành trình thỉnh Kinh, con đường xa vạn dặm sang Tây Trúc còn là quá trình học hỏi, kìm nén cái tôi để trưởng thành hơn, ôn nhu hơn. kiên nhẫn hơn của Tôn Ngộ Không mà tiếc rằng trong tập phim này đã có lúc "rơi rụng" đi không ít.

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 1.

Sau khi nhận khảo nghiệm tứ Thánh, thầy trò Đường Tăng tiếp tục hành trình thỉnh Kinh, đi một lúc thì thấy quả núi cao sừng sững chắn đường. Đó chính núi Vạn Thọ, nơi xảy ra cố sự trộm nhân sâm và đánh dấu một giai đoạn trọng đại trong tu luyện của Tôn Ngộ Không nói riêng và tam đồ đệ nói chung.

Núi Vạn Thọ, trên núi có Ngũ Trang đạo quán, là nơi cư ngụ của Trấn Nguyên đại tiên. Nơi đây có một cây tiên quý, sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là "Vạn Thọ thảo hoàn đơn", cũng gọi là "nhân sâm quả".

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 2.

Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên

"Giống cây này ba nghìn năm mới nở hoa, ba nghìn năm mới kết quả, lại ba nghìn năm nữa mới chín. Tính ra phải một vạn (10.000) năm mới được ăn. Và trong một vạn năm ấy chỉ kết được ba mươi quả. Hình dáng quả này tựa như trẻ mới sinh chưa đầy ba ngày, tứ chi hoàn toàn, ngũ quan đủ cả".

Lại nói: "Người nào có phúc được ngửi quả ấy một lần, sẽ sống được 360 tuổi; ăn một quả, sống mãi bốn vạn bảy nghìn (47.000) năm".

Khi bốn thầy trò bước vào Ngũ Trang quán, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã vâng lời dặn dò, mang hai trái nhân sâm tới mời Đường Tăng. Nhưng vì loại quả này trông tựa đứa trẻ mới sinh nên Đường Tăng nhất mực khước từ.

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 3.

Hai tiểu đồng không còn cách nào khác đành quay về phòng và chia nhau mỗi người một quả. Bí mật này chẳng may lọt vào tai Trư Bát Giới, động tới bản tính háu ăn của "lão Trư".

Bát Giới bèn xúi giục Ngộ Không hái trộm nhân sâm cho biết mùi biết vị. Sau khi phát hiện, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã buông lời nhục mạ cả bốn thầy trò, từ đó mà dẫn đến sự việc đáng tiếc: Tôn Ngộ Không đại náo Ngũ Trang quán, đạp đổ cây nhân sâm.

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 4.

Khi dùng gậy Như Ý, nhân sâm rơi xuống đất đều biến mất

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 5.

Tôn Ngộ Không phải ăn trộm gậy vàng mới hái trộm thành công

Ngộ Không đi khắp tam đảo mười châu, cuối cùng phải nhờ Quan Âm Bồ Tát giúp cứu sống cây nhân sâm mới hóa giải được cơn tức giận của Trấn Nguyên đại tiên.

3 anh em Tôn Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng và cú "rơi rớt tâm tính" đáng thương

Ý nghĩa của câu chuyện này không nằm ở chi tiết lớn mà trải dài trong rất nhiều chi tiết nhỏ. Rõ ràng đã cùng nhau thưởng thức nhân sâm nhưng khi được hỏi, Bát Giới lại nói: “Con thật thà không biết, và cũng chưa thấy thứ quả ấy bao giờ", đây là nói lời không thật, là bất “Chân”. Sa Tăng thấy các huynh làm vậy mà không can ngăn cũng tính là có tội. Hành Giả tức giận “răng nghiến ken két, mắt lửa tròn xoe” là không giữ được bình tĩnh, là chưa “Nhẫn”. Vì tức giận mà Ngộ Không đánh đổ cây nhân sâm, đây là hành vi không “Thiện”. Tâm tính các đồ đệ Đường Tăng đã rớt xuống thật đáng thương. Chưa dừng lại ở đó, họ không những không chịu trách nhiệm cho lỗi lầm của mình, mà còn tính đường bỏ chạy…

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 6.

Ngoài ra còn có chi tiết rất đắt giá, đó là nước Cam Lộ trong bình Tịnh thủy của Bồ Tát. Loại nước thánh tinh khiết, rất trong, mát, và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được này đã được kiểm chứng trước đó. Bồ Tát kể rằng Thái Thượng Lão Quân bẻ một cành dương liễu bỏ vào lò luyện đơn, đốt cháy khô sém, rồi lại đưa trả, Bồ Tát cắm vào trong bình, qua một ngày đêm cành lá lại xanh tươi như cũ. Bồ Tát đến Ngũ Trang quán quả thật cứu được cây nhân sâm. Hơn nữa ở hồi thứ bốn mươi hai, nước Cam Lộ có thể dập được lửa Tam muội, mà thứ lửa này tượng trưng cho tính tình nóng nảy cùng cái tâm sân hận của Hồng Hài Nhi. Với đặc tính tinh khiết, rất trong, mát, và thơm ngọt, nước Cam Lộ tượng trưng cho sự từ bi, có thể hóa giải được ân oán và lòng sân hận trong lòng chúng sinh. Từ bi có thể cứu vớt sinh mệnh (cây nhân sâm), dập tắt ngọn lửa tức giận trong tâm (Hồng Hài Nhi), sức mạnh thật to lớn.

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 7.

Cùng ăn quả nhân sâm nhưng cái tâm thế khi ăn của Bát Giới và Tôn Ngộ Không rất khác. Bát Giới là sự phàm ăn tục uống thông thường, Ngộ Không lại phần nhiều do bản tính tò mò muốn thử hết của lạ trên đời, lại vẫn còn tính chấp niệm, càng cấm càng muốn làm, càng không được ăn lại càng tức. Tính ra Ngộ Không vốn đã bất tử cả mặt xác và hồn, ăn nhân sâm quả thực không có nhiều ý nghĩa, bởi vậy nên khi Ngộ Không ăn nhân sâm, vẻ mặt cũng không lộ vẻ gì thích thú, gã chỉ muốn thỏa mãn cái tôi của bản thân mà thôi.

Đã có lần Tôn Ngộ Không phàm ăn tục uống, rơi rớt tâm tính một cách đáng thương - Ảnh 8.

Đây là vẻ mặt của sự thỏa mãn bản tính kiêu ngạo chứ không phải là sự thích thú khi được thưởng thức :đồ ngon"

Quan trọng nhất, lý do nói đây là một giai đoạn cột mốc trong quá trình tu hành của tam đồ đệ chính là dù đã rơi rớt tâm tính một cách đáng thương nhưng cả 3 đã hối cải lập công chuộc tội. Ấy mới là điều đáng quý và có lẽ cũng chính là ý đồ của bề trên khi sắp xếp kiếp ải này: Không sợ vấp ngã, chỉ sợ vấp ngã mà không đứng lên.