Ngày 28 tháng 11 năm 2018, cộng đồng người hâm mộ comics choáng váng với tin tức nhà văn kiêm họa sĩ tài ba Stan Lee đã ra đi mãi mãi ở tuổi 95. Không quá khi nói rằng ông chính là cha đẻ tạo nên đế chế Marvel lớn mạnh như ngày hôm nay. Hàng triệu người trên toàn thế giới tiếc thương cho sự mất mát to lớn này. Nhưng ngược về quá khứ, bạn có biết rằng còn không ít những nhà văn, nhà biên kịch khác cũng đã từng lấy đi rất nhiều nước mắt từ công chúng sau sự ra đi của họ.
Đó chắc chắn là huyền thoại Stan Lee. Người đàn ông vĩ đại này ra đi để lại một di sản 50 năm với các nhân vật truyện tranh mang tính biểu tượng của mình, đặt nền móng cho hầu hết các bộ phim thuộc MCU cho đến nay. Nếu có thể hồi sinh Stan Leen, điều đó sẽ không chỉ mang lại nụ cười cho mọi fan hâm mộ Marvel, mà ông còn có thể chứng kiến bom tấn Avengers: Endgame, dựa trên một trong những bộ truyện ông tâm đắc nhất, ra mắt vào cuối tháng Tư tới đây.
Stephen Hawking
Ngoài việc là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 21, Stephen Hawking còn là một phép màu của nghị lực sống, thứ đã giúp ông viết nên những cuốn sách xuất chúng như "Lược sử thời gian", "The Theory of Everything", "Trên đôi vai người khổng lồ"… Stephen Hawking đã có rất nhiều đóng góp lớn cho thế giới khoa học, cụ thể trong cơ học lượng tử, thuyết tương đối rộng và lỗ đen. Di sản mà ông để lại thực sự vô giá đến mức không gì đong đếm nổi.
Helen Adams Keller
Helen Adams Keller là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành được học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ngoài ra bà cũng được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. Mặc cho khuyết tật, Helen vẫn lạc quan và đi khắp thế giới để lan truyền những thông điệp tích cực khuyến khích mọi người, như "Hãy giữ khuôn mặt của bạn dưới ánh nắng mặt trời và bạn sẽ không thể nhìn thấy bóng tối."
Walt Disney, người đàn ông đứng đằng sau thành công của hàng trăm tác phẩm kinh điển thuộc hãng hoạt hình Disney và công viên giải trí tuyệt với nhất trên Trái đất - Disneyland. Ông cũng góp công tạo ra rất nhiều nhân vật hoạt hình mang tính biểu tượng và có tác động sâu sắc đến cuộc sống của trẻ em khắp thế giới. Hầu như mọi đứa trẻ lớn lên đều từng trải qua những kỷ niệm với chuột Mickey, vịt Donald, công chúa Bạch Tuyết hay hoàng tử Charming...
Fujiko F. Fujio, cha đẻ của bộ truyện tranh huyền thoại Doraemon, tên thật là Hiroshi Fujimoto. Ông là một trong những họa sĩ góp công lớn trong sự vươn lên thần kỳ của ngành công nghiệp truyện tranh, song hành cùng với bước tiến của đất nước Nhật Bản sau Thế chiến II. Khi sáng tác Doraemon, cố họa sĩ không chỉ mang lại tiếng cười bằng những câu chuyện hết sức đời thường, mà còn đưa đến rất nhiều kiến thức khoa học được truyền đạt một cách vô cùng tự nhiên. Đến nay câu chuyện về Chú mèo máy Doraemon đã được dịch và xuất bản sang hơn 30 ngôn ngữ, trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của đất nước Mặt trời mọc. Hiroshi Fujumoto dù đã ra đi hơn 20 năm nhưng chắc chắn rằng những giá trị ông để lại sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.