Phiên bản Tân Lộc đỉnh ký do Trương Nhất Sơn đóng chính bị Sohu xếp vào danh sách phim truyền hình thảm họa năm 2020. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Kim Dung không tạo được kỳ tích như ban đầu khán giả hy vọng.
Mới đây, giới blogger cho biết, một bộ phim khác của Kim Dung sắp được lên màn ảnh nhỏ là Tân Thiên long bát bộ do Dương Hữu Ninh, Văn Vịnh San đóng chính. Tờ Toutiao cho biết, trong những năm qua, hàng loạt bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung được làm đi làm lại nhiều lần.
Ngay từ khi casting diễn viên, các bộ phim này luôn bị đem ra so sánh với phiên bản cũ, vấp phải nhiều chỉ trích của khán giả. Vai Vi Tiểu Bảo của Huỳnh Hiểu Minh từng bị khán giả phàn nàn trong suốt nhiều năm và gán cho biệt danh "Vi Tiểu Bảo thảm họa nhất". Cho tới khi phiên bản của Trương Nhất Sơn lên sóng, "giáo chủ" họ Huỳnh mới thoát khỏi làn sóng chê bai của người hâm mộ.
Bất cứ một phiên bản làm lại nào từ tiểu thuyết Kim Dung hiện nay đều vấp phải sự chỉ trích của khán giả vì dàn diễn viên kém sắc, nội dung nhạt nhòa. Thế nhưng, điều này không hề khiến độ hấp dẫn của bộ phim bị giảm nhiệt. Trong dòng phim võ hiệp, ngoài phim Kim Dung và Cổ Long, còn nhiều tác phẩm đình đám khác gây được ấn tượng với người xem.
Phim của Kim Dung luôn thu hút một lượng lớn khán giả yêu điện ảnh.
Đơn cử như Phong Vân - một bộ phim võ hiệp kinh điển nổi tiếng đầu những năm 2000. Bộ phim được Toutiao đánh giá độ nội tiếng không kém phim Kim Dung nhưng tới nay, sau 18 năm vẫn chưa có phiên bản làm lại nào kể từ phần 1 được phát sóng năm 2002 và phần 2 phát sóng năm 2005.
Phong Vân được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên của hai tác giả Mã Vinh Thành và Đan Thanh. Phim có cả bản điện ảnh và truyền hình nhưng bản truyền hình do Triệu Văn Trác và Hà Nhuận Đông đóng chính thành công hơn cả. Năm 2002, Phong Vân 1 được phát sóng đã tạo được tiếng vang khắp châu Á.
"Phong Vân" bản truyền hình do Triệu Văn Trác và Hà Nhuận Đông đóng chính.
Phong Vân kể về cuộc đời hai anh hùng là Nhiếp Phong (Triệu Văn Trác) và Bộ Kinh Vân (Hà Nhuận Đông). Ngoài hai nam chính là anh hùng cái thế thiên hạ, Phong Vân còn thu hút khán giả nhờ dàn diễn viên phụ xuất chúng.
Đầu tiên phải kể đến nam phản diện Hùng Bá (Chiba Shinichi hay còn gọi là Sonny Chiba). Sonny Chiba là diễn viên võ thuật, hành động nổi tiếng của Nhật Bản. Vai Hùng Bá của tài tử sinh năm 1939 là một trong những vai phản diện hay nhất dòng phim võ hiệp Hong Kong.
Là nhân vật phụ nhưng vai diễn Hùng Bá của tài tử kiêm võ sĩ Nhật Bản ấn tượng không thua kém hai nam chính.
Tờ Toutiao cho rằng, nếu Phong Vân được làm lại, hai nam chính Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân rất dễ casting vì Trung Quốc có số lượng nam diễn viên trẻ lớn. Tuy nhiên, vai Hùng Bá đối với khán giả không ai có thể diễn được xuất sắc hơn Sonny Chiba. Mặc dù là diễn viên võ sĩ người Nhật Bản nhưng lối diễn xuất, ngoại hình của tài tử 81 tuổi hoàn toàn phù hợp với vai Hùng Bá.
Toutiao khẳng định, nếu làm lại Phong Vân, việc casting diễn viên chắc chắn là một trong những vấn đề đau đầu nhất của đoàn làm phim.
Ba huynh đệ là anh hùng kiệt xuất trong Thiên Hạ hội phim "Phong Vân".
Thứ hai, Phong Vân được chuyển thể dựa trên bộ truyện tranh, không phải tiểu thuyết võ hiệp như phim Kim Dung. Hình tượng nhân vật trong nguyên tác truyện tranh và tiểu thuyết có phần khác biệt so với phim ảnh hiện nay. Gần đây, một bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng, hầu hết người xem đều có yêu cầu diễn viên phải có ngoại hình, khí chất toát lên được tính cách nhân vật giống nguyên tác 100%. Nếu làm sai, chắc chắn bộ phim sẽ phải hứng chịu sự tẩy chay lớn ngay từ khâu chọn diễn viên.
Toutiao cho rằng, nếu lựa chọn diễn viên tuyến 1 cho Phong Vân, nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với khoản tiền cát-xê khổng lồ. Nếu chọn diễn viên tuyến ba hay tuyến 18, phim sẽ không tạo được ấn tượng vì diễn viên không nổi tiếng, độ phủ sóng "kém".
Bốn diễn viên chính trong Phong Vân 2 (2005).
Thứ ba, hiệu ứng kĩ xảo của Phong Vân là điều khiến nhiều người lo lắng nếu làm lại bộ phim kinh điển này. Những hiệu ứng đặc biệt trong Phong Vân những năm 2000 từng bị chê là không bắt mắt, hấp dẫn người xem. Nếu đầu tư vào kĩ xảo, chắc chắn nhà sản xuất phải bỏ ra một số tiền lớn.
Thay vì việc phải chi quá nhiều tiền cho hiệu ứng kĩ xảo, hay diễn viên chắc chắn các nhà làm đầu tư sẽ không lựa chọn Phong Vân để remake.
"Phong Vân" khiến nhiều người lo ngại nếu remake vì chi phí đầu tư kĩ xảo, diễn viên.
Nếu so sánh với việc làm lại phim Kim Dung - vừa dễ dàng, vừa có danh tiếng chắc chắn, các ông lớn sẽ chọn phương án ít mạo hiểm nhất. So với Phong Vân, phim chuyển thể của Kim Dung độ nổi tiếng vẫn cao hơn và gây được sự chú ý ngay từ khâu casting diễn viên.