Vợ "Đường Tăng" Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ

Bà Trần Lệ Hoa - vợ của "Đường Tăng" Trì Trọng Thụy là một trong những nữ đại gia giàu nhất Trung Quốc, với khối tài sản lên tới hơn 160.000 tỷ đồng.

Trong cuộc trò chuyện với Trí Thức Trẻ cách đây không lâu, nghệ sĩ Trì Trọng Thụy lần đầu lên tiếng về tin đồn được vợ đại gia viết di chúc để lại tài sản lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Dù không trực tiếp đề cập đến chuyện có nhận khoản tiền khổng lồ này từ vợ hay không, nhưng Trì Trọng Thuỵ cho hay bản thân ông không cần dùng đến quá nhiều tiền, cũng không phải kẻ tham lam nên sau này khi già đi và rời xa thế gian, ông sẽ để lại toàn bộ tài sản cho người đời sau.

Tuy vậy, nhiều người vẫn tò mò về khối tài sản mà bà xã Trì Trọng Thụy đang nắm giữ. Liệu bà Trần Lệ Hoa giàu có đến mức nào mà sẵn sàng di chúc lại hàng trăm nghìn tỷ cho "Đường Tăng"?

Vợ đại gia của Trì Trọng Thụy: Từ tiểu thư thất thế đến "nữ vương bất động sản"

Bà Trần Lệ Hoa vốn là tiểu thư của gia tộc Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc vào những năm 40 của thế kỷ XX.

Gia tộc của bà thuộc Chính Hoàng Kỳ Mãn Châu, là Thượng Tam Kỳ - lực lượng thân cận nhất của Hoàng đế, hưởng bổng lộc của triều đình.

Tuy nhiên vì sinh ra đúng vào thời loạn lạc khi triều đình nhà Thanh suy tàn, nên Trần Lệ Hoa không được sống trong cảnh sung túc, sang giàu nhà quyền thế mà có một tuổi thơ khá vất vả.

Từ năm 15 - 16 tuổi, Trần Lệ Hoa đã phải nghỉ học để đi làm công nhân trong xưởng gỗ, phụ giúp gia đình kiếm kế sinh nhai. Sau một thời gian làm việc và tích lũy được kinh nghiệm về đồ gỗ, năm 20 tuổi, bà tự đứng ra mở cửa hàng buôn bán và sửa chữa đồ nội thất tại Bắc Kinh.

Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 1.

Bà Trần Lệ Hoa không chỉ là nữ đại gia khét tiếng trên thương trường mà còn được biết đến là người vợ giàu có của "Đường Tăng" Trì Trọng Thụy. Năm 2018, bà nằm trong Top 3 nữ doanh nhân giàu nhất Trung Quốc.

20 năm sau, nhận thấy thị trường đồ gỗ cổ ở Hong Kong phát triển mạnh, Trần Lệ Hoa đã chuyển tới xứ Cảng Thơm làm ăn. Năm 1980, bà mở một nhà máy chuyên sản xuất đồ nội thất, tạo ra những thiết kế mô phỏng lại những món đồ cổ bà từng thấy trong các cung điện ở Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, bà Trần Lệ Hoa vẫn duy trì hoạt động kinh doanh các đồ nội thất hiện đại để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Tới cuối thập niên 80, bà Trần Lệ Hoa đã mua được 12 căn biệt thự. Phát hiện tiềm năng của ngành bất động sản tại Bắc Kinh, Trần Lệ Hoa đã trở lại quê nhà để tìm hiểu thị trường nhà đất. Năm 1998, bà thành lập Tập đoàn Quốc tế Phú Hoa - một tập đoàn kinh doanh đa ngành.

Hiện nay, tập đoàn Phú Hoa đang sở hữu nhiều bất động sản lớn tại các tỉnh thành như Câu lạc bộ Đế vương Trương An, tổ hợp căn hộ cao cấp Lee Garden hay tổ hợp nhà phố thương mại khu Vương Phủ Tỉnh... Nhờ nắm giữ trong tay những khối bất động sản khổng lồ, bà Trần Lệ Hoa được mệnh danh là "nữ vương bất động sản" của Trung Quốc.

Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 2.

Hiện tại, bà Trần Lệ Hoa và chồng sở hữu khối tài sản lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra khi trả lời phỏng vấn của Trí Thức Trẻ, ông xã của bà Trần Lệ Hoa - nghệ sĩ Trì Trọng Thụy cho hay vợ chồng ông hiện còn sở hữu rất nhiều khách sạn cao cấp ở cả trong và ngoài nước.

Ngôi sao Tây Du Ký tiết lộ: "Vợ chồng tôi sở hữu nhiều khách sạn lớn ở Bắc Kinh. Chúng tôi cũng có khách sạn cao cấp ở khắp nơi trên thế giới như ở New Zealand, hay Melbourne - Australia…

Hiện tại, chúng tôi vừa mở thêm khách sạn Park Hyatt ở Tam Á. Nhắc đến Park Hyatt hẳn nhiều người sẽ biết vì đây là một trong những thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới.

Chúng tôi còn mời phía Park Hyatt quản lý các khách sạn trong và ngoài nước của tập đoàn chúng tôi".

Sở hữu bảo tàng đồ cổ lớn nhất thế giới, rộng 25.000m2

Nhờ những thành công trong lĩnh vực bất động sản, bà Trần Lệ Hoa trở thành một trong ba tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc. Theo theo định giá của Forbes năm 2018, tài sản ròng của bà xã Trì Trọng Thụy đã lên tới 50,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 166 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, bà Trần Lệ Hoa còn đạt được nhiều thành tựu trong việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống Trung Quốc.

Sau khi thành lập tập đoàn Phú Hoa, bà và chồng là nghệ sĩ Trì Trọng Thụy đã đầu tư 200 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 660 tỷ đồng) để xây dựng Bảo tàng gỗ tử đàn Trung Quốc - nơi gìn giữ và bảo tồn đồ gỗ cổ đầu tiên và lớn nhất thế giới.

Viện bảo tàng này được xây dựng trên diện tích 25.000 m2 với khu vực trưng bày rộng hơn 9.500 m2, lưu giữ hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật được chế tạo và điêu khắc từ gỗ tử đàn như mô hình Tử Cấm Thành, tháp Phi Vân, chùa Long Tuyền...

Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 3.

Bảo tàng gỗ tử đàn lớn nhất Trung Quốc của vợ chồng Trần Lệ Hoa - Trì Trọng Thụy. Khu biệt thự của gia đình Trì Trọng Thụy được xây ngay phía sau bảo tàng.

Bà Trần Lệ Hoa tâm sự Bảo tàng gỗ tử đàn tiêu tốn tiền của nhiều hơn bất cứ dự án bất động sản nào mà Phú Hoa từng đầu tư. Tuy vậy bà không hối tiếc vì đã xây dựng nó. Đặc biệt, bà Trần Lệ Hoa chưa bao giờ bán bất cứ món đồ nào trong bảo tàng kể cả khi được ngã giá rất cao.

Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 4.
Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 5.
Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 6.
Vợ Đường Tăng Tây Du Ký: Giàu khét tiếng Trung Quốc, viết di chúc để lại cho chồng hàng trăm nghìn tỷ - Ảnh 7.

Những tác phẩm làm từ gỗ quý được trưng bày trong bảo tàng của bà Trần Lệ Hoa.

Ngoài ra sắp tới, bà Trần Lệ Hoa còn lên kế hoạch xây dựng thêm một bảo tàng nữa ở Bắc Kinh. Theo chia sẻ của nghệ sĩ Trì Trọng Thụy với Trí Thức Trẻ, vợ chồng ông sẽ mở một Bảo tàng văn hóa Bắc Kinh.

"Đây sẽ là nơi tiếp đón du khách và người dân địa phương đến thăm quan, tìm hiểu về con người và cuộc sống của người dân Bắc Kinh thời xưa", Trì Trọng Thụy cho biết.