Trương Liêu hóa ra cũng là "đồng hương" với Quan Vũ
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Quan Vũ, Trương Liêu và Từ Hoảng đều sinh ra tại Sơn Tây, thuộc nhóm kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng. Đội kỵ binh tới từ Tinh Châu gia nhập các thế lực khác nhau thời Tam quốc, mỗi cá nhân đều có khả năng thực chiến rất cao. Vậy nên mặc dù là đối thủ nhưng Trương Liêu và Quan Vũ luôn dành cho nhau sự tôn trọng nhất định.
Từng có lần Quan Vũ thừa nhận với Trương Phi rằng: "Võ nghệ người ấy chẳng kém gì anh em ta đâu". Chỉ một câu nói cũng cho thấy vị "võ thánh" oai hùng cũng thừa nhận cái dũng của Trương Liêu.
Đến Quan Vũ cũng phải xác nhận cái dũng của Trương Liêu
Trương Liêu là tự xin hàng chứ không phải do Tào Tháo dụ hàng
Năm 198, Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở Hạ Bì, Trương Liêu thì bị bắt sống. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung từng mô tả Trương Liêu là người khẳng khái chịu chết, may nhờ có Quan Vũ quỳ gối xin hộ mới được Tào Tháo giữ lại, sau phong làm tướng bên Ngụy.
Các sử gia thời nay lại cho biết, theo nhiều chi tiết ghi nhận, Trương Liêu mới là người chủ động đầu hàng. Theo đó, khi Lữ Bố thua trận, Trương Liêu cùng nhiều chiến tướng dưới trướng đã quy hàng. Và tất nhiên, Trương Liêu sau này cũng không khiến Tào Tháo thất vọng khi liên tiếp lập nhiều đại công, danh tiếng vang xa.
Theo những ghi nhận, Trương Liêu và chúng tướng đã tự đầu hàng khi biết Lữ Bố thua trận chứ không phải do Tào Tháo
Dụ hàng Quan Vũ, không có Trương Văn Viễn tất không xong
Ở trận Hạ Phì, khi Quan Vũ thất thế, một mình một ngựa lẻ loi nơi đồi đất, may nhờ có Trương Liêu nên mới giữ được mạng. Quan Vũ trung nghĩa, tâm cao khí ngạo, chết không sợ, danh lợi cũng chẳng màng, chỉ có cái nghĩa vườn đào mới níu kéo được ông ở lại. Trương Liêu hiểu điều này, thành công dụ hàng Quan Vũ, lập công to với Tào Tháo lại giúp người đồng hương "toàn mạng". Cũng trong khoảng thời gian bị kìm chân ở Tào Ngụy, mọi lần Tào Tháo muốn bắt chuyện cùng Quan Vũ đều phải thông qua Trương Liêu...
Đứng ở giữa Quan Vũ và Tào Tháo, không có Trương Liêu ắt không xong
Quyết định ở đường Hoa Dung
Sau trận Xích Bích, Quan Vũ được Khổng Minh điều tới đóng ở đường Hoa Dung, cơ duyên lại bắt gặp chính quân Tào Tháo đang bỏ chạy. Lúc này, ông vẫn đang phân vân không biết nên bắt hay nên thả. Chính vào lúc nghĩ chẳng ra thì Trương Liêu xuất hiện, Quan Vũ mới thở dài mà cho đi. Người đời sau mới nói: "Tháo chưa đến lúc tận số nên Gia Cát mới sắp xếp cho Quan Vũ đứng tọa trấn ở đó, lại gặp thêm Trương Liêu như số mệnh đã định. Cuối cùng, Hoa Dung cũng chẳng phải nơi để Tào Tháo chôn thây".
Nhiều ý kiến còn cho thấy, ở đường Hoa Dung, phải đến khi có Trương Liêu xuất hiện, Quan Vũ mới chịu thả Tào Tháo
Thực hư chuyện 800 kỵ binh đại phá hơn 10 vạn quân Đông Ngô
Một trong những chiến tích huy hoàng nhất của Trương Liêu phải kể đến trận Hợp Phì, chỉ với 800 kỵ binh mà đẩy lùi hơn 10 vạn quân Ngô khiến cho trẻ em nước này nghe đến tên Trương Liêu còn... "không dám khóc".
Giới sử gia sau này nhận xét, việc tập kích quân Ngô trước khi viện binh kéo đến là có cơ sở nhưng chỉ 800 kỵ binh cầm cự từ sáng đến trưa giữa 10 vạn quân Đông Ngô thì bất hợp lý. Hoặc nếu có thì ắt 800 quân này chỉ tập kích nhanh rồi rút quân ngay lập tức để bảo toàn quân số, chuyện lao đầu vào giữa đại quân Đông Ngô mà vẫn sống sót bảo toàn lực lượng là không hề đơn giản.
Tôn Quyền bị tập kích trong trận Hợp Phì
Không chỉ vậy, chính con số 10 vạn quân Ngô cũng gây nhiều tranh cãi. Nếu như ở trận Xích Bích, cả quân Thục và Ngô hợp lại mới được 3 vạn thì trong trận Hợp Phì, quân Ngô lấy đâu tướng sĩ mà đông đến thế?
Tam Quốc Chí của sử gia Trần Thọ có ghi: “Quyền vây giữ Hợp Phì hơn chục ngày, không hạ được thành, bèn rút về. Liêu thống suất chư quân truy kích, suýt bắt được Quyền”. Người cầm quân nào cũng biết, khi rút lui, sĩ khí binh lính đại giảm, kẻ địch sẽ lợi dụng mà tập kích bất ngờ là chắc chắn. Tuy nhiên, có thể Trương Liêu đã căn thời điểm quá chuẩn xác, khiến quân Ngô trở tay không kịp dẫn đến thất bại thảm hại này.
Chỉ với 800 kỵ binh, Trương Liêu đã khiến cả Đông Ngô khiếp sợ
Được Tào Tháo đánh giá ngang hàng Quan Vũ
Trong những mãnh tướng dưới trướng, Tào Tháo từng có được cả Trương Liêu và Từ Hoảng, 2 vị chiến tướng mà ông đánh giá ngang hàng với Quan Vũ. Bỏ qua những nghi vấn, Trương Liêu vẫn là một đại tướng vừa có dũng, vừa có mưu khiến cả Tam Quốc phải nể phục.
Dù không được đúc tượng hay lập miếu thờ với tần suất dày đặc như người đồng hương Quan Vũ nhưng một chi tiết thú vị là Trương Liêu trong giới game online sau này lại vô cùng được ưu ái. Ở một số tựa game, Trương Liêu thậm chí còn sở hữu phẩm chất, bộ chỉ số hay loạt kỹ năng "trên cơ" so với Quan Vũ hay Lữ Bố.
Hình ảnh Trương Liêu trong game HOT - Tam Quốc Tốc Chiến
Ví dụ như bản update mừng 6 tháng ra mắt vừa qua của Tam Quốc Tốc Chiến, Trương Liêu vượt mặt dàn tướng SS thông thường và "debut" với phẩm chất SSS (cao nhất trong game hiện tại). Chỉ với vài hình ảnh được "nhá hàng", Trương Liêu đã trở thành vị tướng được các siêu Vip hết lòng săn đón. Tin rằng chỉ trong vài ngày tới, cái tên Trương Liêu sẽ còn đem đến nhiều khiếp đảm nơi Tam Quốc Tốc Chiến bằng hàng loạt meta chiến thuật cực "độc, lạ".
Ngoài lề: Nhắc tới Tam Quốc Tốc Chiến, nhiều người chơi sẽ liên tưởng ngay về một tựa game Tam Quốc "đông vui" bậc nhất hiện nay. Không chỉ mang đến một gameplay đầy "hack não" với những đột phá ấn tượng, BQT Tam Quốc Tốc Chiến còn rất chịu khó lắng nghe, ghi nhận những góp ý xây dựng từ cộng đồng người chơi để ngày càng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm. Nói không ngoa thì sân chơi này đã, đang và sẽ hội tụ đầy đủ những tinh hoa, tinh túy nhất của dòng game Tam Quốc, khiến cho bất kỳ ai có khao khát được hòa mình vào những trận đấu trí kịch tính, xứng tầm đều có thể thỏa mãn.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Tam Quốc Tốc Chiến tại: https://www.facebook.com/tamquoctocchien/
Nguồn: Tổng hợp