Game thủ nhí 13 tuổi nạp hơn 2 tỷ vào trò chơi di động

Nhiều thanh niên chơi game di động nhưng chi tiêu một cách vô tội vạ, vượt quá tầm kiểm soát của những bậc phụ huynh.

Theo thông tin cho hay, một bé gái 13 tuổi đến từ Hà Nam, Trung Quốc, gần đây đã phát hiện nạp 449.500 nhân dân tệ (86.000 đô la) vào các trò chơi trên di động, khiến số tiền tiết kiệm của gia đình cô bé “bốc hơi” chỉ trong 4 tháng.

Game thủ nhí phát hiện nạp đến hơn 2 tỷ đồng vào trò chơi.

Game thủ nhí phát hiện nạp đến hơn 2 tỷ đồng vào trò chơi.

South China Morning Post đưa tin, game thủ nhí đã tìm thấy thẻ ghi nợ của mẹ ở nhà và sử dụng để chi trả cho hoạt động chi tiêu trong game của mình. Nhận thấy cô gái dành nhiều thời gian cho điện thoại ở trường, một giáo viên nghi ngờ học sinh đã theo dõi và phát hiện em học sinh ham mê game, sao nhãng việc học dẫn đến kết quả giảm sút.

Vị giáo viên này đã báo lại cho Wang, phụ huynh của học sinh để kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình và thấy chỉ còn chưa đầy một nhân dân tệ. Mẹ em đã thực sự sốc khi biết số tiền trong thẻ đã không cánh mà bay.

Trong một cuộc phỏng vấn, người mẹ giàn giụa nước mắt khi thấy các trang sao kê của ngân hàng với nội dung là các khoản thanh toán cho các trò chơi di động từ đứa con của mình. Con gái của bà thừa nhận đã chi 330.000 nhân dân tệ để mua trò chơi cũng như mua hàng trong trò chơi.

Cô gái cũng chi 100.000 nhân dân tệ để mua trò chơi cho nhiều bạn cùng lớp. Bé gái nói rằng em không nhờ giáo viên giúp đỡ vì “bố mẹ cô sẽ phát hiện ra và tức giận”. Theo Wang, con gái cô đã xóa tất cả hồ sơ giao dịch trò chơi di động trên điện thoại của mình để bố mẹ không phát hiện ra.

Vụ việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận về việc ai phải chịu trách nhiệm cho hành vi của em gái mới 13 tuổi vì quá ham game mà nạp một số tiền lớn vào đó. Nhiều người cũng chia sẻ gia đình nên giáo dục em thay vì trách mắng vì nhận thức của em cũng chưa đầy đủ và đơn giản chỉ ham mê trò chơi quá độ mà dẫn đến hành động sai trái. Số khác cho hay gia đình cần phối hợp với nhà trường để răn đe em, bảo ban như một bài học đắt giá với học sinh này.