QUỐC TẾ_ Ngành game đại lục đã ghi nhận sự tăng trưởng hơn 22,34% so với nửa đầu năm ngoái, có nhiều chuyển biến tích cực.
Sáng ngày 30 tháng 07, Ủy ban Công tác Trò chơi, Hiệp hội Âm thanh và Truyền hình Trung Quốc (GPC) và Viện Nghiên cứu Công nghiệp Trò chơi Trung Quốc đã công bố Báo cáo Ngành công nghiệp game Trung Quốc từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2021.
Báo cáo cho thấy, doanh thu thực tế của thị trường trò chơi Trung Quốc trong nửa đầu năm 2021 là 150,493 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,89% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong nửa đầu năm 2021, số người chơi game Trung Quốc đạt 667 triệu người.
Doanh thu thực tế tại thị trường nước ngoài trò chơi tự phát triển của đại lục trong nửa đầu năm 2021 đạt 8,468 tỷ USD, tăng 11,58% so với cùng kỳ năm ngoái
Ngành game đã ghi nhận sự tăng trưởng hơn 22,34% so với nửa đầu năm ngoái, cho thấy ngành công nghiệp game của Trung Quốc đang đi đúng hướng để phát triển chất lượng cao, xu hướng ngày càng lành mạnh tiến bộ.
Báo cáo Ngành công nghiệp trò chơi cho biết, biết từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2021, game tự phát triển được tung ra thị trường trò chơi có tốc độ tăng trưởng khả quan.
Trung Quốc chủ động mở rộng phân phối game ra nước ngoài tại 5 khu vực hàng đầu là: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Vương quốc Anh. Trong số đó, hơn 30% ở Mỹ và hơn 20% ở Nhật Bản.
Trong đó, các trò chơi chiến lược, bắn súng và nhập vai trên mobile là phổ biến nhất. Để thống kê, các hãng game thử nghiệm hơn 3.000 người dùng với gần 50 câu hỏi cho mỗi bảng câu hỏi chứa rất nhiều thông tin có giá trị.
Trò chơi trực tuyến là một phần quan trọng của ngành công nghiệp giải trí Internet năm 2020. Trong thời kỳ phòng chống dịch bệnh tại nhà, game đã giúp mọi người có thú tiêu khiển, đóng vai trò giải trí lớn.
Trong nửa đầu năm 2021, thị trường trò chơi đã hoàn thành việc mở rộng quy mô người dùng và thị trường khu vực, thị phần và cải thiện chất lượng. Một số vấn đề còn vướng mắc như tỉ lệ người nghiện chơi game còn cao; việc chống độc quyền còn nan giải ở các công ty game; tính cạnh tranh áp lực ở các công ty game nhỏ; khó khăn trong đào tạo nhân lực…