Vào cuối thời Đông Hán, xã hội rối ren, các chư hầu nổi dậy cát cứ khiến cho tình hình chính trị vô cùng bất ổn. Đây là thời kỳ được xem là thảm họa đối với người dân nhưng lại là cơ hội cho những anh hùng đứng lên thể hiện mình. Lưu Bị xuất phát điểm chỉ là một kẻ dệt chiếu bán giày, thế nhưng sau đó đã trở thành một ba người đứng đầu quần hùng, tạo thành thế chân vạc Tam Quốc sau này.
Ấn tượng đối với nhiều độc giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị là một người nhân nghĩa và là một hình mẫu điển hình của sự đạo đức và trung thành. Vậy trong lịch sử Lưu Bị có thực sự như thế này không?
Bắt đầu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị đã lập được một vài chiến công chống lại giặc Khăn Vàng. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó bởi không lâu sau khi có được thành tựu thì Lưu Bị liên tiếp thất bại, phải chạy trốn nương nhờ dưới trướng Công Tôn Toản. Những người am hiểu lịch sử đều biết rằng hai người có mối quan hệ thân thiết và đều là môn hạ của Lư Thực, Công Tôn Toản đã có được một vị trí ở phía bắc bằng chính sức lực của mình.
Với sự giúp đỡ của Công Tôn Toản, Lưu Bị cũng có được một chỗ đứng khá vững chắc. Từ những thất bại ban đầu cho tới khi có được một chút quyền lực và thành tựu trong tay, sự giúp đỡ của Công Tôn Toản có ý nghĩa quyết định tới địa vị của Lưu Bị sau này. Vậy Lưu Bị, người luôn được biết tới là nhân nghĩa và chính trực đã trả ơn Công Tôn Toản như thế nào?
Theo trang Sohu thì thực chất, trong suốt thời gian dưới trướng Công Tôn Toản, Lưu Bị luôn có tâm ý phải tách ra để tạo dựng thế lực riêng của mình. Vậy để làm được điều đó, Lưu Bị đã có hành động gì? Đầu tiên đó chính là lấy Triệu Vân, người vẫn là thủ hạ của Công Tôn Toản. Công Tôn Toản không phải là kẻ không biết nhìn người, nhưng thời điểm đó, Toản vẫn không hề nhận ra phẩm chất phi thường của Tử Long.
Trái ngược, Lưu Bị lại nhìn ra được khả năng của Triệu Vân và tìm mọi cách để đưa Tử Long về với mình. Trong thời điểm mà Công Tôn Toản đang trong thế giằng co với Viên Thiệu, việc làm này của Lưu Bị không khác gì “đâm sau lưng” bạn học của mình. Công Tôn Toản sau khi bị đánh bại bởi Viên Thiệu, một mặt mất đi thế lực, mặt khác cũng không có trong tay tướng tài để chiến đấu.
Cuối cùng, Công Tôn Toản thất bại trước Viên Thiệu thì Lưu Bị ngay lập tức về làm thủ hạ với Viên Thiệu. Hành động đó có xứng đáng được gọi là nhân nghĩa hay không?
http://kenhtingame.com/hanh-dong-tham-hiem-voi-nguoi-tri-ky-nay-chung-minh-luu-bi-la-cao-gia-cuc-thu-doan-chu-khong-he-nhan-nghia-20220409192303694.chn