7. Song Thiết Kích - Điển Vi
Dù được chế tạo bằng sắt bình thường, kích bên trái nặng gần 19.5 kg, kích bên phải nặng 20.5 kg nhưng Điển Vi vẫn sử dụng thuần thục, cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái vung lên hạ xuống, tả xung hữu đột. Dù là võ tướng hàng đầu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhưng tiếc rằng Điển Vi mất sớm, nhiều người tin rằng nếu có thêm đất diễn, Điển Vi sẽ là một nhân vật cực kỳ được yêu thích và nổi tiếng.
6. Lương Ngân Long Đảm Thương và Thanh Công kiếm - Triệu Vân
Ai cũng biết vũ khí chính của Triệu Vân chính là cây Lương Ngân Long Đảm Thương, dài khoảng 2,97 mét nặng gần 20 kg, có màu bạc. Có thể nói chỉ có Triệu Vân mới có thể phát huy hết khả năng của cây kỳ thương này nhờ quá trình tập luyện nghiêm túc và trường kỳ, đạt đến độ lô hỏa thuần thanh, biến hóa tuyệt vời. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Tử Long dùng cây thương này tham gia đánh trận Trường Bản với quân Tào, một mình cứu hai phu nhân của Lưu Bị và bế con trai Lưu Bị thoát vòng vây. Chưa kể bằng chính cây thương này, Triệu Vân đã đâm chết rất nhiều nhân vật khác như: Hạ Hầu Ân, Mã Hán, Lưu Tuấn, Bào Long, Trương Vũ, Khúc Nghĩa...
Tuy nhiên, còn một vũ khí lợi hại khác cũng nằm trong tay của Triệu Vân, được biết đến với tên gọi là Thanh Công Kiếm. Sau khi giết được 50 viên tướng Tào, chặt gãy 2 lá cờ to, Triệu Vân lấy được thanh gươm báu mạ vàng này của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí.
5. Bát Xà Mâu – Trương Phi
Toàn bộ Bát Xà Mâu được chế tạo bằng thép ròng, cán mâu dài một trượng, mũi thương dài 8 tấc, lưỡi hai cạnh sắc bén và uốn lượn hình con rắn. Có một chi tiết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã thể hiện "sức mạnh chưa cần đánh" của Trương Phi khi nắm trong tay vũ khí lợi hại này: "Tại cầu Trường Bản, Trương Phi đứng vểnh râu hùm, trợn tròn hai mắt, tay cầm Xà Mâu khiến không ai dám tiến lên chém giết. Trương Phi hét lên 3 tiếng khiến Hạ Hầu Kiệt thân cận bên Tào Tháo sợ vỡ gan, ngã ngựa chết. Tào Tháo cũng sợ hãi tới mức quay ngựa bỏ chạy".
Tuy Tam Quốc Diễn Nghĩa có nhiều anh hùng nhưng như Trương Phi mà đơn thương độc mã dọa lùi trăm vạn quân địch thì chỉ có một không hai. Được biết, cây Bát Xà Mâu này dài khoảng 2,97 mét và nặng khoảng 22kg.
4. Thanh Long Yển Nguyệt Đao – Quan Vũ
Thanh Long Yển Nguyệt Đao hay còn gọi là Lãnh Diễm Cư của Quan Vũ dài 2,4 mét, nặng hơn 37 kg, to bản không ai cầm nổi mà trong tay Quan Vũ lại tha hồ vần vũ, là nỗi khiếp sợ của mọi kẻ địch trên chiến trường. Được biết, cây đao này đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn, khi vừa được rèn xong thì bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Người ta cho rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Thanh đao này cũng đã lấy mạng 1780 người.
Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị một tướng của Đông Ngô là Phan Chương chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con của Quân Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này. Quan đao của Quan Vũ từ đó đã trở thành vũ khí nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc 5000 năm.
Trong Nghịch Mệnh Sư, uy lực của Thanh Long Yển Nguyệt Đao trong tay Quan Vũ khiến mọi kẻ địch đều khiếp sợ
3. Phương Thiên Họa Kích – Lữ Bố
Phương Thiên Họa Kích là một binh khí cổ đại, ở cán kích có trang bị mũi thương, hơi nghiêng. Hình dáng của kích được phát triển từ thương hoặc giáo, nhưng có thêm hai lưỡi thép tựa như trăng lưỡi liềm ở hai bên (hoặc chỉ một bên). Trong tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, sử dụng loại vũ khí này hầu hết là thiên binh thiên tướng, mà trong người phàm sử dụng phương thiên họa kích nổi tiếng nhất là Lữ Bố.
Tạo hình Lữ Bố trong game mới Nghịch Mệnh Sư
Lữ Bố cầm phương thiên họa kích trong tay làm cho bao anh hùng hào kiệt phải hạ vũ khí bái phục, cũng là người duy nhất một mình chấp cả ba anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi.
2. Sắc đẹp – Điêu Thuyền
"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Đổng Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Dùng chăn chiếu làm chiến trường, dùng son phấn làm giáp trụ, dùng khóe mắt làm đao kiếm, dùng nước mắt nũng nịu làm tên đạn, dùng lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!" - trích Thánh Thán Ngoại Thư của Mao Tôn Cương.
Người đời nói anh hùng khó qua ải mỹ nhân và dù anh hùng kiêu dũng như thế nào trên chiến trường thì đứng trước một người phụ nữ đẹp, mọi vũ khí đều trở nên mềm yếu. Trong Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền ra, không ai có khả năng này.
Nét đẹp kiêu sa của Điêu Thuyền trong Nghịch Mệnh Sư
1. Miệng lưỡi – Gia Cát Lượng
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, miệng lưỡi của Gia Cát Lượng từng định ra thế chân vạc trong thời Tam Quốc, từng khẩu chiến với đám nho sĩ mà sừng sững bất khuất, lại từng một câu "vừa mất phu nhân lại thiệt quân" khiến Chu Du tức giận, dập tắt nhuệ khí của mình thét lên "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng" rồi qua đời, còn từng dùng miệng lưỡi như lò xo mượn được Kinh Châu mà không trả, hơn nữa chỉ một cuộc nói chuyện ngắn ngủi đã khiến tư đồ Vương Lãng ngã ngựa mà chết.
Tuy Chu Du không phải là do Gia Cát Lượng trực tiếp mắng chết nhưng chỉ một câu "Diệu kế Chu Du an thiên hạ, vừa mất phu nhân lại thiệt quân" đã khiến Chu Du nhục nhã, chỉ nghĩ tới thôi đã không muốn sống, tức khí mà chết.
Lần thứ ba Lưu Bị đến nhà tranh mời Gia Cát Lượng rời núi, Lượng không ra nhà tranh đã biết phân ba thiên hạ. Gia Cát Lượng phân tích cho Lưu Bị nghe thời thế, lập ra cục diện chia ba thiên hạ. Sau này, quả nhiên như lời Gia Cát Lượng nói, thế chân vạc chia ba thiên hạ được hình thành.
Gia Cát Lượng mắng chết Tư Đồ Vương Lãng
Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, giết người không dao, lời nói là thứ có sát thương lớn nhất - tất cả những điều này đều đúng với trường hợp của Gia Cát Lượng. Không hình thù, không tên tuổi, không định lượng, càng không đáng để ghi chép vào sử sách nhưng tài ăn nói, sự suy tính trong từng câu mà Gia Cát Lượng dùng đều chí mạng, sức hủy diệt cao chỉ trong thời gian ngắn, sức ảnh hưởng của nó văn chương không tả nổi mà mắt thường cũng không thấy hết, càng phân tích càng thêm bái phục.
Dành cho những ai chưa biết thì Nghịch Mệnh Sư là tựa game chiến thuật đình đám được đánh giá là đột phá và có đồ họa đẹp nhất hiện nay trên thị trường Việt. Tựa game đem đến gameplay đấu trí đầy kịch tính, kết hợp giữa chất game nhập vai và tính chiến thuật thẻ bài đặc sắc, hội tụ đầy đủ các danh tướng Tam Quốc và đặt họ vào vòng xoáy phân tranh khốc liệt. Phương Thiên Họa Kích, Bát Xà Mâu, Lương Ngân Long Đảm Thương và cực nhiều vũ khí lợi hại khác sẽ được tái hiện chân thực trong từng trận đánh trong tay chủ tướng, mang lại cảm giác chơi game mà như xem phim.
Một trong những lão làng của dòng chiến thuật cho hay: "Nghịch Mệnh Sư có 3 điểm cuốn hút. Thứ nhất, đồ họa đẹp, Thứ hai, gameplay lai giữa chiến thuật và nhập vai rất sáng tạo. Và cuối cùng, cốt truyện trải dài xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, cung cấp nhiều vị tướng nên meta build rất đa dạng. Test game 10 phút và kết luận 1 câu duy nhất, game rất đáng chơi!".
Với những tín hiệu tích cực của 3 ngày Alpha Test, Nghịch Mệnh Sư đang ngày càng nổi bật hơn trong mắt cộng đồng người chơi. Dù là những fan cuồng chiến thuật thẻ tướng hay dàn tân thủ chỉ vừa biết đến thời kỳ Tam Quốc, siêu phẩm này vẫn tỏ ra thứ sức hút khó cưỡng, báo hiệu một ngày ra mắt bùng nổ vào 9/10/2020 sắp tới.
Mọi thông tin chi tiết về Nghịch Mệnh Sư, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại:
Tải game:https://nghichmenhsu.onelink.me/rfwK/gamek
Fanpage: https://www.facebook.com/nghichmenhsu.vn