Tây Du Ký là một tiểu thuyết được đánh giá là tứ đại nguyên tác trong lịch sử Trung Hoa, bên cạnh Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử. Bất cứ ai đã đọc bản gốc sẽ biết rằng để viết Tây Du Ký, ít nhất phải có nền tảng kiến thức về địa lý, lịch sử, triết học, chính trị, văn hóa… Vì vậy Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân viết cũng sẽ bao gồm kiến thức của rất nhiều lĩnh vực ở thời đại đó.
Tuy nhiên trong một kho kiến thức đồ sộ trong Tây Du Ký, không phải tất cả đều có lý và logic. Tác phẩm này luôn bị nhiều người cố gắng tìm ra những kẽ hở khác nhau, song tất cả phần lớn đều được giải thích một cách cụ thể. Chỉ có một yếu tố phi logic đã được một học sinh lớp 5 chỉ ra khiến cho ngay cả các nhà khoa học cũng không thể bác bỏ.
Cô bé đó là Mã Tư Tư học sinh lớp 5 một trường tiểu học ở Hàng Châu, Chiết Giang, là một trong số ít những người thích đọc bản gốc của Tây Du Ký. Sau khi đọc xong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, Mã Tư Tư đã chỉ ra một khuyết điểm rất lớn ở Ngô Thừa Ân: trong nguyên tác của Tây Du Ký, văn hóa ẩm thực của Trung Quốc và Ấn Độ lại vô cùng giống nhau.
Sau khi đọc nhiều lần "Tây Du Ký", cô thấy rằng dù Đường Tăng và đồ đệ của mình đi đến đâu thì chế độ ăn cũng không có nhiều thay đổi, cũng đều là rau xanh, bánh bao và cơm chay. Đây là những món ăn quen thuộc của vùng đồng bằng hay cụ thể là hầu hết đến từ vùng Giang Tô. Thậm chí trong chuyến thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký thì rất nhiều nơi mà họ bước chân đến đều có một… thực đơn giống nhau. Ngay cả những người dân bản địa cũng ăn giống như vậy.
Cô bé cho biết, thói quen ăn uống hay văn hóa ẩm thực nói chung có tính chất vùng miền và các vùng khác nhau thường có thói quen ăn uống rất khác nhau. Ví dụ, ẩm thực Tứ Xuyên chú ý đến vị tê cay, chua cay… trong khi đó ẩm thực Chiết Giang là tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.
Trong Tây Du Ký, việc đặt tất cả các vùng miền mà thầy trò Đường Tăng đặt chân đến dưới một văn hóa ẩm thực của một vùng duy nhất đã tạo nên điều phi logic. Các nhà khoa học cũng không bác bỏ luận điểm này và họ giải thích rằng, nguyên nhân đến từ chính tác giả Ngô Thừa Ân.
Ngô Thừa Ân sinh ra tại vùng Giang Tô và đối với tác giả thì những món ăn ở nơi mình sinh ra chính là điều thân thuộc nhất. Phần lớn cuộc đời của mình, Ngô Thừa Ân không phải là một người quá giàu có để có thể trở thành một “phượt thủ” nhằm trải nghiệm văn hóa ẩm thực tại nhiều vùng miền và quốc gia. Đây chính là lý do mà tại sao tác giả lại chỉ toàn đưa ẩm thực nơi mình sinh ra vào trong toàn bộ cuộc hành trình trong Tây Du Ký. Thú vị là yếu tố này lại ít người nhận ra trong hàng trăm năm nay.
http://kenhtingame.com/nu-sinh-lop-5-chi-ra-diem-vo-ly-chi-mang-cua-tay-du-ky-hang-tram-nam-danh-lua-doc-gia-ma-rat-it-nguoi-biet-20220403192710212.chn