Riot từng lãnh đạm với mảng game mobile nhưng bài toán kinh tế buộc họ phải thay đổi - Game Mobile

Kẻ từng bật lại cả đơn vị chủ quản hùng mạnh nhưng cuối cùng vẫn không thoát được vòng xoáy kim tiền bởi trước lợi nhuận chúng sinh đều bình đẳng.

Ngày xưa anh rất có cốt khí khi từ chối làm game mobile

Với một mớ những tựa game mobile như Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, Đấu Trường Chân Lý Mobile, Huyền Thoại Runeterra… và nhiều dự án con nằm trên giấy khác của Riot Forge như CONV/RGENCE hay Ruined King hẳn nhiều người cho rằng NSX này không có vấn đề gì với game di động. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác hẳn khi cách đây vài năm bộ sâu tại Riot từng dám bật lại cả đơn vị chủ quản là Tencent khi ông lớn Trung Quốc yêu cầu họ làm thứ gì đó giống LMHT trên thiết bị di động. Thập Cắc là ai? Thường kẻ dám chống đối họ chỉ có chết nhưng Riot quá to không xử được nên họ đã có một cú trã đũa vô cùng sâu sắc mang tên Vương Giả Vinh Diệu. Riot chê game di động không xứng tầm để động thủ đúng không? Ok, bộ phận phát triển tại Tencent sẽ làm và sự thành công của Vương Giả Vinh Diệu (tên phát hành tại quốc tế là Kings of Glory) cùng những biến thể của nó như Arena of Valor hay Liên Quân Mobile là cái tát cực kỳ vang dội.

Riot từng lãnh đạm với mảng game mobile nhưng bài toán kinh tế buộc họ phải thay đổi

Tất nhiên Riot nhanh chóng nhận ra bản thân đã dại dột như thế nào. Dại dột không phải vì bật lại sếp mà đã không nhìn ra một cơ hội kiếm tiền cực lớn đang nằm sờ sờ ở trước mắt. Mọi người có thể thù oán nhau nhưng không ai thù tiền bạc bao giờ nên phần còn lại đã là lịch sử khi người ta thấy Riot ồ ạt cho ra lò hết con game mobile này đến tựa game di động khác và ngoài những cái tên đã trình làng, các studio con của họ vẫn đang ủ mưu cho hàng tá dự án game di động khác. Lúc này những tay cắc cớ bắt đầu nhắc lại lịch sử đen tối rằng có thời Riot Games đã rất “chảnh” và khinh miệt những tựa game cho di động. Điều đó thể hiện rõ qua việc họ nhất quyết không chịu chỉnh sửa game của mình vì muôn vàn lý do, nhất là không muốn game của mình bị mất chất, mất hồn. Ấy thế nhưng trước sức công phá của tiền bạc NSX đã có pha lật kèo phút 90 vô cùng thiếu liêm sỉ.

“Vòi bạch tuộc” của Tencent đã vươn đến những đâu trong ngành công nghiệp game?
“Vòi bạch tuộc” của Tencent đã vươn đến những đâu trong ngành công nghiệp game?
Tencent đang nắm giữ cổ phần của hàng trăm công ty khác nhau trên toàn cầu, trong đó có nhiều nhà phát triển và phát hành game.

Thực tế cuộc sống đầy phức tạp với bao nỗi lo toan chưa bao giờ dễ chịu như thế giới trong game cũng chính vì thế Mọt tui rất hiểu và thông cảm cho sự “sa ngã” của Riot dù vẫn không thể ngừng cười vào mặt của bọn họ. Người ta vẫn hay trêu chọc những tay suốt ngày ca thán game mất chất hay NSX mất bản sắc rằng cái hồn của game phải bất di bất dịch thì rõ ràng là quan trọng đấy. Nhưng bạn ơi, vào thời buổi Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông cả bầy như hiện nay, thứ nuôi sống các nhà làm game không phải bản sắc, không phải chất mà chính là những đồng tiền thu được từ lợi nhuận cơ. Như Assassin’s Creed lúc thay đổi mechanic trong lối chơi cũng bị chửi SML nhưng rốt cục khi rời khỏi thành lũy steath action, dòng game (mượn danh) sát thủ này lại có doanh số khả quan hơn hẳn. Lý do quá rõ ràng luôn, chơi kiểu lần mò lén lút chậm rãi ám sát mục tiêu thì ngầu như trái bầu luôn nhưng được mấy người kiên nhẫn từng ly từng tí như vậy?

Riot từng lãnh đạm với mảng game mobile nhưng bài toán kinh tế buộc họ phải thay đổi

Sau hai bản Origin và Odyssey với các phong cách tự do chuyển đổi cho người chơi trở thành Rambo, Legolas hay Hanzo Hattori tùy ý thích. Danh tiếng của thương hiệu Assassin’s Creed trong cộng đồng game thủ cũ có hơi hạ xuống nhưng đối với những người chơi mới chiêu mộ được, họ hoàn toàn hài lòng với một game hành động có chất lượng trung bình khá. Trở lại trường hợp của Riot thì khả năng bào tiền kinh dị của mảng game di động là thực trạng không ai có thể phủ nhận. Vì lẽ đó dù có chút mất mặt khi nhảy vô hít lấy hít để trong khi ban đầu tỏ ra khá thờ ơ lãnh đạm thì so với lợi ích kếch xù có thể kiếm được, chút mặt mũi kia đáng là gì đâu?

Game mobile và những con số khiến PC/Console sợ hãi

Từ trước tới nay game mobile luôn nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm thậm chí là khinh miệt thì từ những “fan boi” thượng đẳng thuộc những cộng đồng khác. Nhưng có một điều họ không nhìn thấy hoặc cố tình lờ đi đó chính là những con game hạ đẳng, những con game hút máu hơn Kotex, những con game không có gì đặc sắc trừ hệ thống gacha… mới là tướng lĩnh đắc lực trong việc công thành nhổ trại hay nói trắng ra chính là thu về bộn tiền cho NSX để tái đầu tư con game khác. Tất nhiên làm game bom tấn trên PC/Console thì vẫn kiếm ra tiền chớ không phải làm để đền tiền nhưng xét thời gian quay vòng vốn cũng như chi phí đầu tư thì không có bất cứ cái game AAA nào dám tự tin vỗ ngực rằng mình có tốc độ vượt trội so với game mobile. Bạn có biết vì sao Hideo Kojima bị bức đến mức phải rời khỏi Konami, nơi ông ta từng xem là gia đình hay không?

Riot từng lãnh đạm với mảng game mobile nhưng bài toán kinh tế buộc họ phải thay đổi

Đơn giản thôi, đó là vì Kojima làm game quá phiêu, quá deep, quá xuất sắc và dĩ nhiên đáp ứng ba chữ quá kia thì nguồn vốn đầu tư lúc khởi điểm cũng sẽ đi cùng chữ quá thứ tư, đó là vốn đầu tư QUÁ CAO. Bộ sậu lãnh đạo cùng với cổ đông tại Konami lúc này đang nếm trải ngon ngọt từ những dự án đánh nhanh rút gọn từ việc sản xuất máy đánh bạc lẫn làm game di động nên họ bắt đầu cảm thấy bất mãn với việc tại sao phải ngâm vốn quá lâu trong các dự án bom tấn của nhà sản xuất thiên tài. Bất đồng quan điểm sâu sắc ấy đã tạo ra tình huống vô cùng bết bát với Metal Gear Solid V: Ground Zeroes, một con hàng bị ép cắt vội ra từ MGS 5 để đám tài phiệt tại Konami có gì đó mang đi bán. Ai theo Kojima nhiều năm hẳn đã biết game của lão là kiểu phải ngâm cứu và trải nghiệm dài lâu từ đầu tới cuối mới bắt đầu thấm. Cắt bừa ra một ít nội dung để bán thì chắc chắn méo ra thể thống gì rồi và đó cũng là những gì người ta nhận xét về Ground Zeroes.

Riot Games và LMHT: Những điều chưa biết về cuộc chiến với Tencent - P1
Riot Games và LMHT: Những điều chưa biết về cuộc chiến với Tencent - P1
Hiện tại, dù LMHT vẫn đang sống khỏe nhưng nó đã qua thời hoàng kim bởi sự cạnh tranh khốc liệt. Đó là một trong số những vấn đề mà Riot Games và LMHT đang phải đối mặt.

Những con số chưa bao giờ biết nói dối dù những người làm ra chúng có thể thực hiện báo cáo giả. Nếu chỉ thuần túy xét về lợi nhuận đơn thuần thì game mobile hoàn toàn vượt trội PC và Console. Nếu so ra theo tỉ lệ thì game mobile chiếm 45% tổng tiền trong năm 2019, vượt xa console và gần gấp đôi PC. Đây là điều rất dễ hiểu khi điện thoại thông minh và máy tính bảng dần trở nên phổ biến, nó khiến cho game mobile quá dễ tiếp cận mọi lúc mọi nơi. Và nếu tính cụ thể sang giờ chơi trên tổng lợi nhuận thì bạn mới thấy game mobile khủng khiếp cỡ nào, theo như thống kê trong năm 2019 thì mỗi game thủ ở độ tuổi 26 tới 35 chơi trung bình khoảng 8 giờ 12 phút mỗi tuần, còn chia theo ngày thì sẽ là khoảng 1 giờ 22 phút. Đó là thống kê chung cho tất cả thể loại từ PC, console cho tới mobile, cơ mà nó cũng cho biết là một người bình thường sẽ chơi game mobile trung bình khoảng 25 phút/ngày.

Game Mobile và những con số sẽ khiến dân chơi PC “chết nhục”

Từ đây bạn có thể thấy một điều là với thời lượng cứ cho là ngang nhau hoặc không chênh lệch cho lắm, thì lợi nhuận tính theo thời gian của game mobile thực tế gấp 3 lần PC – một con số khủng khiếp cho bất kì nhà phát hành nào. Có nhiều vấn đề rất dễ thấy tại sao game mobile lại vượt trội như vậy, đầu tiên là chi phí đầu tư thấp và thu hồi vốn nhanh. Những game mobile kiếm tiền nhiều nhất hầu hết đều miễn phí thí dụ như PUBG Mobile, Clash of Clan hay Candy Crush… nó trực tiếp thu hút một lượng lớn người chơi liên tục lên tới hàng chục triệu. So sánh với PC phải mua đĩa hoặc Console còn tốn cả tiền mua máy thì game mobile chắc chắn có lợi thế quá lớn, đây chính là yếu tố quan trọng mà các ông lớn rất thích đem các game của mình lên di động để tối đa lợi nhuận.

Trước lợi nhuận mọi nhà sản xuất đều bình đẳng chính vì thế không có gì ngạc nhiên Riot bất ngờ trở cờ đi làm game mobile cũng như viễn cảnh một ngày đẹp trời nào đó bất ngờ người ta thức dậy và nhận ra trò chơi không còn phân chia platform theo hệ máy nữa mà chỉ có hai khía cạnh gồm bán chạy và bán rất chạy!