Thị trường game mobile nói chung và game chiến thuật di động nói riêng của Trung Quốc được ưa chuộng ở nước ngoài. Trong đó, trò chơi chiến lược trên di động được biết đến từ lâu, có vòng đời lâu dài và doanh thu ổn định ở các khu vực nước ngoài khi các nhà làm game đại lục xuất sang. Hiện tại, theo thống kê đây là một trong những thể loại trò chơi có lượng người nạp tiền cao nhất ở châu Âu và Mỹ trong những năm gần đây. Chúng ta biết đến hãng FunPlus, Lilith Games là 2 đơn vị làm game chiến thuật Trung Quốc phân phối ra nước ngoài hàng đầu hiện nay.
Sensor Tower công bố báo cáo trong quý 2 năm 2020, tổng doanh thu của các game mobile chiến thuật Trung Quốc ở nước ngoài đạt 2,46 tỷ đô la Mỹ, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019. Do sự khác biệt về văn hóa và thói quen người chơi ở phương Đông và phương Tây, các nhà làm game cũng phải điều chỉnh lối chơi sao cho phù hợp với thị hiếu game thủ ở các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ. Nếu xếp theo quốc gia, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước và khu vực nước ngoài lớn nhất hiện nay của Trung Quốc. Trong đó, EU bao gồm: Anh, Ireland, Pháp, Đức, Na Uy, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thụy Điển, Phần Lan, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Belarus, Croatia, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia.
Mỹ vẫn là thị trường nước ngoài có doanh thu cao nhất đối với game mobile chiến thuật Trung Quốc, chiếm 35%. Tiếp theo là thị trường châu Âu chiếm 23%. Có nghĩa là, thị trường phương Tây đại diện là châu Âu và Hoa Kỳ chiếm gần 60% tổng doanh thu ở nước ngoài của các game di động chiến thuật mà hãng game đại lục sản xuất. Riêng tại thị trường châu Á, Nhật Bản là quốc gia đóng góp nhiều nhất, đạt 14%, tiếp đến là thị trường Hàn Quốc có sức nạp ngang bằng với Đông Nam Á.
Sang năm 2020, doanh thu game mobile chiến thuật tăng ở cả 4 thị trường nước ngoài như đã nêu. Thị trường Mỹ tăng 19% lên 810 triệu đô la Mỹ. Thị trường châu Âu tăng 15,6% lên 520 triệu. Thị trường Nhật Bản tăng trưởng nhanh nhất, với mức tăng theo năm là 30,7% lên 340 triệu và thị trường Hàn Quốc tăng 27,3% lên 140 triệu. .
Rise of Kingdoms, State of Survival, King of Avalon, Guns of Glory… là những trò chơi của Trung Quốc thành công ở thị trường nước ngoài và giữ nguyên vị trí cho đến hiện nay. Thực tế, người chơi nước ngoài chuộng những game strategy của đại lục nhiều hơn các thể loại khác. Trong khi tại Việt Nam, đa phần game thủ chỉ thích dòng MMORPG hoặc MOBA của Trung Quốc.