Top 10 hãng game quảng cáo nhiều nhất, VNG xếp thứ 9

Trong danh sách xếp hạng của nhà phát hành, AppGrowing công bố top 10 hãng game quảng cáo nhiều nhất tháng 08/2022.

TIN LIÊN QUAN

Trong đó, đơn vị thống kê cho hay có 4 nhà sản xuất Trung Quốc lọt vào Top 10 đơn vị quảng cáo nhiều nhất trên mobile trong tháng 08 này, đó là Zhenyou Technology, Youta Games, IGG và Tencent. Đối với Việt Nam thì có VNG lọt top, đứng vị trí thứ 9; OneSoft xếp top 7.

Xét về danh sách đặt trước game, game mobile nhập vai vẫn là thể loại game được cộng đồng người chơi quan tâm và chú ý nhiều nhất.

Top 10 hãng phát hành game quảng cáo nhiều nhất.

Top 10 hãng phát hành game quảng cáo nhiều nhất.

AppGrowing còn cho biết về xu hướng quảng cáo game di động trong tháng vừa qua. Cụ thể, lượng quảng cáo game di động có xu hướng giảm, nhưng tăng dần vào thời gian sau và đi ngang vào đầu tháng.

Xét về danh mục quảng cáo chính, game di động nhập vai và chiến thuật có sự cạnh tranh về lượng người chơi và nạp thẻ, tiếp tục xu hướng của thị trường game mobile xét trên phương diện quảng cáo trong giai đoạn tháng 08/2022. Ngoài ra, báo cáo cho hay, tỷ trọng đầu tư vào quảng cáo lớn hơn nhiều so với tỷ trọng đầu tư của tháng trước đó.

Trong tháng 08, ngoại trừ Hàn Quốc, tỷ lệ vị trí đặt quảng cáo ở các khu vực quan trọng khác đã giảm ở một mức độ nhất định so với tháng trước. Đồng thời, Hàn Quốc đứng thứ 6 trong danh sách các khu vực có các nhà phát triển game di động hàng đầu quảng cáo game trong tháng.

Danh sách game được quảng cáo nhiều nhất.

Danh sách game được quảng cáo nhiều nhất.

Quảng cáo vẫn là hoạt động chiến lược của nhà làm game để tiếp cận lượng khách hàng, giúp game được biết đến nhiều hơn. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc, giới chức “nghiêm cấm các trò chơi truyền bá trái phép trên các nền tảng nghe nhìn trực tuyến. Tất cả các loại chương trình nghe nhìn trực tuyến như phim truyền hình trực tuyến, chương trình tạp kỹ trực tuyến, truyền hình trực tuyến, video ngắn không được phát sóng trò chơi trực tuyến chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không được sử dụng hình thức phát sóng trực tiếp trên các nền tảng khác nhau”.

Để trò chơi điện tử được ra mắt hợp pháp ở Trung Quốc, trước tiên chúng phải được phê duyệt Bộ Văn hóa. Trước đây, luật này không được triển khai chặt chẽ, do đó, có nhiều cách để người dùng có thể truy cập các trò chơi chưa được phê duyệt, chẳng hạn như sử dụng các ứng dụng truy cập các nền tảng trò chơi quốc tế như Steam (Steam Trung Quốc thiếu phần lớn các tựa game mà phiên bản toàn cầu có).