YouTuber "bán rẻ" channel hơn 2 triệu subs giá gần 2 tỷ, nhưng nhìn nội dung thì không phải ai cũng dám mua

Mới đây, một YouTuber đã rao bán channel của mình với mức giá gần 2 tỷ VNĐ.

Trong những ngày cuối năm Tân Sửu, một YouTuber sở hữu channel 2,27 triệu subs đã chính thức rao bán kênh của mình với mức giá 1,6 tỷ VNĐ. Trên trang cá nhân của mình, YouTuber này khoe thành tích như sau:

Tết đến xuân về mình fix kênh giá 1,6 tỷ

Hiện tại mình không làm YouTube nữa, muốn đi một con đường khác tuyệt hơn, nên muốn bán kênh lại cho bạn nào hoặc tổ chức nào thích làm YouTube.

Thông tin kênh:

- 279 Video

- 353.807.429 Lượt xem

- 2.276.190 Đăng ký

YouTuber bán rẻ channel hơn 2 triệu subs giá gần 2 tỷ, nhưng nhìn nội dung thì không phải ai cũng dám mua - Ảnh 1.

- Đã có tích xám

- Tương tác mạnh mẽ

- Đã bật kiếm tiền

- Đã có vào net

Bạn nào hoặc tổ chức nào có nhu cầu muốn mua về phát triển kênh tiếp tục lên nút kim cương thì xin vui lòng nghiêm túc nhắn tin liên hệ trực tiếp cho mình, mình xin cảm ơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào những nội dung mà channel này thực hiện trong suốt thời gian dài vừa qua thì mọi chuyện lại không “trong mơ” như nhiều người vẫn nghĩ.

Được biết, channel của YouTuber này thực hiện rất nhiều các nội dung dành cho trẻ hoặc đối tượng hướng tới là trẻ nhỏ.

Theo báo Người Lao Động: “Để bảo vệ trẻ em, YouTube đã có hàng loạt quy định mới và động thái mạnh tay với chính những người sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình. Theo đó, từ ngày 1-1-2020, YouTube sẽ tự hạn chế một số quyền lợi của các chủ kênh có nội dung liên quan tới trẻ em và loại hình dành cho khán giả nhỏ tuổi nhằm bảo vệ quyền lợi an toàn cho trẻ em khi xuất hiện trong video và khi xem. 

YouTuber bán rẻ channel hơn 2 triệu subs giá gần 2 tỷ, nhưng nhìn nội dung thì không phải ai cũng dám mua - Ảnh 2.

Như vậy, nếu kênh YouTube hoặc video nào đó đã được xác nhận là "dành cho trẻ em", một vài tính năng sẽ không hoạt động đối với cả video thường hoặc livestream, bao gồm: Quảng cáo tùy chọn cá nhân hóa; Bình luận; Hội viên của kênh; Hình mờ thương hiệu của kênh; Nút quyên góp; Thẻ thông tin hoặc màn hình kết thúc; Trò chuyện trực tiếp hoặc quyên góp trong cuộc trò chuyện trực tiếp; Phát lại trong trình phát thu nhỏ; Lưu vào danh sách phát; Kệ hàng hóa của YouTube;… Quy định này được YouTube ban hành tuân theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và chỉ thị về Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA).

Do vậy, những channel có liên quan tới người xem là trẻ nhỏ tuy sở hữu lượng subs lớn nhưng không phải là mảnh đất màu mỡ để “làm giàu” như nhiều người vẫn nghĩ. Nhất là khi không ít các channel YouTube hiện nay tại Việt Nam có nội dung và hình ảnh liên quan đến trẻ nhỏ thường có chất lượng khiến người xem và khán giả chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.