Bản quyền âm nhạc hết hạn
Không phải trò chơi nào cũng tự làm nhạc nền, đa số các hãng game đều phải mua bản quyền các bài hát từ ca sĩ hay nhạc sĩ. Thời hạn cho hợp đồng thường trong vòng 7 năm, hoặc tùy vào 2 bên kí kết. Sau khi hết hạn, tựa game đó sẽ buộc phải thay thế bằng những bản nhạc khác hoặc sẽ không được tiếp tục lưu hành nữa.
Rất nhiều tựa game đã bị gỡ xuống do hợp đồng bản quyền âm nhạc đã hết như Grid, Dirt 3, F1 2013, Tony Hawk Hawk Pro Skater HD, v..v.. Và không chỉ ở Steam mà là tấy cả các thị trường buôn bán khác, những sản phẩm này cũng không được phép lưu thông.
Tuy nhiên, nếu game thủ đã sở hữu những tựa game này trước khi bị gỡ bỏ, bạn vẫn sẽ được trải nghiệm nó hoàn toàn bình thường.
Nội dung khiêu dâm
Vấn đề này hiện tại Valve cũng đang làm rất mạnh tay. Những sản phẩm có nội dung khiêu dâm, không phù hợp sẽ được Valve gửi thông báo về cho nhà phát triển để chỉnh sửa, nếu không game sẽ bị gỡ xuống không thương tiếc. Nhưng việc một tựa găm bị gỡ xuống vì vấn đề 18+ lại đang gây tranh cãi rất dữ dội.
Những sản phẩm bom tấn như The Witcher 3, GTA V có rất nhiều cảnh nhạy cảm, lời thoại vô cùng tục tĩu, nhưng Steam không hề đả động, thay vào đó hệ thống chỉ nhắm tới những sản phẩm tới từ các hãng nhỏ hoặc game anime Nhật Bản.
Được thay thế bởi phiên bản Remastered
Dark Souls chính là ví dụ điển hình cho lý do này. Phiên bản Remastered của game sẽ được ra mắt vào ngày 25/5 tới, bản game gốc sẽ bị loại bỏ khỏi thư viện game trên Steam.
Lý do này trên thực tế là rất hợp lý. Vì một hệ thống không thể có 2 phiên bản game cùng một lúc với nội dung y hệt nhau được. Bản cũ chắc chắn sẽ phải được loại bỏ để tăng doanh thi cho bản Remastered.
Tạo các Review ảo
Không một nhà làm game nào lại muốn sản phẩm của mình bị đánh giá tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều hãng đã cố gắng làm liều bằng cách tạo nhiều tài khoản Steam khác nhau cho nhân viên và yêu cầu họ review tích cực hay tạo độ phủ sóng cho chính sản phẩm của mình.
Và khi hệ thống Steam phát hiện những điều bất thường, nó đã bị loại bỏ ngay lập tức. Rất khó để qua mặt được Steam cho dù bạn có làm cách nào đi chăng nữa.
Gặp quá nhiều lỗi kỹ thuật
Tôi phải nhắc lại tới Batman: Arkham Knight. Game có nội dung không hề tệ nhưng bản port lên PC đã bị cộng đồng chỉ trích thậm tệ vì quá nhiều lỗi. Và nó đã bị gỡ xuống nhà phát triển cải thiện lại. Tuy nhiên, bản mới phát hành cũng không khá khẩm hơn là bao.
Một trò chơi chắc chắn sẽ có lỗi và nhà phát triển phải cung cấp bản update vá lỗi liên tục. Nhưng nếu như trò chơi đó có quá nhiều lỗi, càng update càng lỗi thì việc phải gỡ nó khỏi Steam là quyết định đúng đắn.
Những trò chơi gian lận
Vào tháng 9 năm 2017, Steam đã tiến hành xóa 173 trò chơi từ cùng một nhà phát triển. Những tựa game này được thêm vào chỉ với mục đích khai thác những thẻ giao dịch (Trading Card) trên Steam hòng kiếm lợi nhuận.
Họ triển khai bằng cách thêm rất nhiều game, sau đó tạo ra hàng nghìn key game. Công việc cuối cùng của họ chỉ là ngồi chơi rồi nhận lấy các thẻ giao dịch và thu tiền. Đây quả thực là cách thức khôn ngoan, nhưng để qua mặt được Valve không phải dễ dàng.
Không được cộng đồng đánh giá cao
Nhà phát triển làm game dành cho cộng đồng, và khi tựa game đó không được đánh giá cao hoặc bị chê thậm tệ, việc bị đào thải là điều tất yếu. Trường hợp này đã xảy ra với Afro Samurai 2.
Theo lời tổng giám đốc của hãng phát triển, tựa game này bị gỡ bỏ vì lý do đơn giản là cộng đồng không thích nó. Theo các đánh giá thì Afro Samurai 2 không hề có lỗi hay tình trạng gây khó chịu cho người chơi, nhưng nội dung game không thể làm hài lòng được cộng đồng, nên nó không còn ý nghĩa gì để tồn tại.
Những trò chơi Early Access
Early Access thực sự là một canh bạc đầy mạo hiểm cho cả game thủ lẫn nhà phát triển. Đây là nơi các hãng giới thiệu game của mình và kêu gọi vốn trực tiếp từ game thủ. Người chơi sẽ được trải nghiệm những bản demo sau đó mới quyết định có đầu tư tiền để game được tiếp tục làm và ra mắt hay không?
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới dự án, như các thành viên phát triển không thể tìm được tiếng nói chung, kinh phí cho toàn bộ dự án không đủ để tiếp tục sản xuất, v...v… Vì vậy, nhiều tựa game Early Access đã bị loại bỏ không thương tiếc trên Steam dù nó được cả cộng đồng ủng hộ và đầu tư.
Nhà phát triển dọa giết Gabe Newell
Ai cũng biết Gabe Newell là người đàn ông quyền lực, người đã thành lập ra Valve và Steam. Vậy nên ông hoàn toàn nắm quyền sinh sát trong tay với các tựa game đang ở trên hệ thống của mình. Vậy mà năm 2014, một thành viên thuộc nhà phát triển của tựa game Paranautical Activity đã đăng đàn sẽ “khử” người đứng đầu Valve. Nguyên nhân của vụ việc này là do Steam đã không cập nhật kịp thời tính năng Early Access cho tựa game.
Tất nhiên, sau lời dọa dẫm đó, Gabe Newell không ngần ngại xóa bỏ thẳng tay Paranautical Activity khỏi hệ thống. Đây là một bài học vô cùng đắt giá cho bất kỳ hãng phát triển nào khi dám động đến ông trùm Gaben.