Khi chúng ta nhắc tới công ty game tồi tệ nhất, có lẽ EA là cái tên đầu tiên hiện ra, sau đó có thể là Konami. Tuy nhiên, còn một hãng nữa cũng không được lòng cộng đồng game thủ lắm, đặc biệt là khi họ đã vắt sữa thương hiệu game bắn súng “con cưng” hàng năm với chất lượng không ai biết trước, đó chính là Activision.
Trên thực tế, Activision không phải lúc nào cũng bị người hâm mộ ghét, nhưng trong thập kỷ qua, họ đã thể hiện một bộ mặt không thể nào tệ hơn. Ai cũng biết Activision có đam mê về tiền tới mức nào, nhưng đôi lúc họ nghĩ ra những chiêu trò làm tiền game thủ theo hướng không thể chấp nhận nổi. Đáng buồn là họ vẫn đang kiếm được rất nhiều tiền, vậy nên rất có thể họ sẽ không có ý định gì về việc nhìn nhận lại bản thân mình.
Việc sa thải 2 người đứng đầu của Infinity Ward khiến Activision mất rất nhiều tiền
Là một công ty game lớn, việc phải tham gia nhiều vụ kiện tụng đã trở thành điều quá đỗi bình thường với Activision. Tuy nhiên, xét về mặt thiệt hại, không có vụ kiện nào khiến công ty tổn thất nhiều tiền như mâu thuẫn với 2 người cũ tại Infinity Ward là Frank Zampella và Jason West. Đây cũng chính là 2 người sáng lập nên Respawn, studio đứng đằng sau Titanfall. Frank Zampella và Jason West đã đóng góp nhiều công sức trong các phần game Call of Duty do Infinity Ward đảm đương.
Sau thành công rực rỡ của Call of Duty: Modern Warfare 2, vào năm 2010, Activision đã sa thải Frank Zampella và Jason West với lý do “làm trái lệnh cấp trên”. Cả Frank và Jason cũng không vừa, họ đã cùng nhau đệ đơn kiện Activision đã không trả tiền bản quyền, từ chối các quyền lợi liên quan tới việc kiểm soát các game mang thương hiệu Modern Warfare, vốn đã ghi rõ trong hợp đồng giữa 2 bên.
Về cơ bản thì những người cũ ở Infinity Ward muốn có quyền kiểm soát thương hiệu Modern Warfare, vì họ cho rằng đây là thương hiệu do chính họ tạo nên cùng các nhân viên khác trong Infinity Ward. Về phía Activision, công ty tuyên bố sở hữu thương hiệu và vẫn sẽ tiếp tục làm các phần game mới. Thậm chí Activision còn gọi vụ kiện giữa Jason và Frank là vô giá trị.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, ban đầu bộ đôi người cũ ở Infinity Ward đòi bồi thường 36 triệu USD. Tuy nhiên, khi họ ký kết với EA, thành lập Respawn, Frank và Jason đã nâng mức đòi bồi thường lên tới 1 tỷ USD. Activision đã phải khởi kiện lại EA. Sau cùng, sự việc được dàn xếp ổn thỏa khi Activision phải trả 42 triệu USD cho những người đứng đầu tại Respawn Entertainment. Đây là một số tiền khá lớn đối với Activision và cũng là vụ kiện ồn ào dai dẳng trong lịch sử công ty.
Activision có bằng sáng chế một hệ thống matchmaking để khuyến khích người chơi sử dụng giao dịch microtransaction
Theo báo cáo vào năm 2017, Activision đã từng đệ đơn xin cấp phép một bằng sáng chế công nghệ mới của mình, được gọi là Matchmaking microtransaction. Công nghệ này sẽ cho phép hãng ghép được những người chơi với nhau sao cho có thể khuyến khích được nhiều người sử dụng các giao dịch microtransaction hơn nữa.
Dễ hiểu hơn là công nghệ này sẽ ghép những người chơi không nạp tiền vào một phòng với các game thủ “nhà giàu”, mang nhiều lớp skin súng xịn và đẹp mắt. Mục đích của Activision là muốn những game thủ “nhà nghèo” thấy được độ hoành tráng của game thủ “nhà giàu”, từ đó kích cầu họ muốn được bỏ tiền ra mua để hoành tráng được như giới nhà giàu.
Khi Matchmaking microtransaction được công bố, nhiều game thủ lo ngại mình sẽ trở thành “vật thí nghiệm” cho Activision. Tuy nhiên, công ty lại tuyên bố rằng mình chưa hề áp dụng công nghệ này vào bất cứ trò chơi nào. Rõ ràng công nghệ này giúp Activision có thể kiếm được rất nhiều tiền, hơn hẳn so với từ trước tới nay. Rất nhiều người đã hoài nghi về việc công ty tuyên bố không sử dụng. Hoặc nó đã được sử dụng một cách âm thầm mà không ai để ý.
Activision đã phải nhận sự kỳ thị từ cộng đồng trong cách bán Call of Duty: Modern Warfare Remastered
Call of Duty: Modern Warfare được đánh giá là một trong số những phiên bản thành công nhất của series game bắn súng này. Tất nhiên người hâm mộ cũng mong muốn được trông thấy trò chơi được remastered với nền đồ họa đẹp hơn. Và rồi, Activision cũng đã đáp lại những mong muốn đó. Tuy nhiên, thay vì vui mừng phấn khởi, Call of Duty: Modern Warfare Remastered đã làm dấy lên những phẫn nộ trong cộng đồng với Activision.
Điều khiến người hâm mộ tức giận là Activision lại bán nó dưới dạng một gói đi kèm với trò chơi Call of Duty: Infinite Warfare, với mức giá tận 80 USD. Thậm chí công ty còn tuyên bố sẽ không bán riêng Modern Warfare Remastered, người hâm mộ muốn chơi bản làm lại thì bỏ tiền ra mà mua Infinite Warfare. Không ai có thể ngờ được Activision lại thiếu tự tin và lợi dụng tên tuổi trong quá khứ để bán hàng.
Sau khi nhận được hàng tấn gạch đá từ khắp thế giới, công ty buộc phải bán riêng Call of Duty: Modern Warfare Remastered. Nhưng điều đó cũng không thể cải thiện cái nhìn của cộng đồng với công ty game tham tiền bậc nhất này.
Activision là công ty nổi tiếng đặt tiền lên trên tất cả mọi thứ
Bobby Kotick là một cái tên không dành được nhiều thiện cảm từ game thủ, và thậm chí ông cũng chẳng phải người yêu thích các trò chơi điện tử. Trước khi trở thành CEO của Activision Blizzard, ông là CEO của Activision. Tầm nhìn phát triển các dự án game của Bobby Kotick được đánh giá là hiệu quả, giúp Activision mang về được rất nhiều tiền, nhưng nó khiến cho nhiều người ngán ngẩm. Trọng tâm duy nhất của ông chỉ là tiền, chứ không phải là tập trung phát triển trải nghiệm game.
Tiếp đó, Activision thực sự thích những giao dịch vi mô. Công ty muốn đặt microtransaction ở trong tất cả mọi trò chơi của mình. Ngay cả ở trận Normandy – một trong những trận đánh khốc liệt nhất, khiến vô số binh sĩ mất mạng khi cố gắng giải phóng nước Pháp trong World War II, cũng không thoát khỏi microtransaction.
Mặc dù bị nhiều người lên tiếng chỉ trích nhưng microtransaction đã mang về cho Activision tới 4 tỷ USD vào năm 2017. Đó là khoản tiền mà bất cứ hãng game nào cũng muốn đạt được, nhưng Activision kiếm được nó chỉ nhờ vào các nội dung game bổ sung mà thôi. Vì lẽ đó, công ty không có lý do gì để dừng lại cả. Chỉ trích ư? Phẫn nộ ư? Activision thấy mình vẫn kiếm ra rất nhiều tiền là được rồi.
Một phần cũng bởi công ty luôn phải chịu áp lực từ phía các cổ đông, số tiền kiếm được năm sau luôn phải bằng hoặc cao hơn năm trước. Activision dường như tin rằng các giao dịch vi mô chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề này.
Activision sẽ vắt kiệt trò chơi, ngay cả khi nó đã mất giấy phép bản quyền
Chúng ta đều biết với một thương hiệu đỉnh đám, Activision sẵn sàng “vắt sữa” nó hàng năm với đủ các phong cách khác nhau. Call of Duty là ví dụ rõ nét nhất. Vậy với còn các thương hiệu đã quá cũ, không còn khả năng kiếm ra tiền cho Activision thì sao? Đơn giản là nó sẽ bị công ty đá đi không thương tiếc, nhưng trước đó, Activision vẫn sẽ cố tìm cách để thu lại một chút lợi nhuận cuối cùng.
Điển hình như trò chơi Tony Hawk’s Pro Skater 5, được phát hành năm 2015. Có nhiều bằng chứng cho rằng Activision đã thực sự mất giấy phép Tony Hawk vào năm 2015. Vậy Activision đã làm gì? Họ đã phát hành ra một trong những trò chơi tệ nhất mọi thời đại, khiến người hâm mộ thương hiệu này quá thất vọng. Điều quan trọng là Activision đã “lừa” được cộng đồng yêu thích Tony Hawk mua nó. Còn khi giới truyền thông đặt câu hỏi về việc liệu ảnh hưởng của giấy phép có phải lý do mà hãng phải phát triển và phát hành Pro Skater 5 nhanh tới như vậy không, Activision đã miễn trả lời.
Đáng chú ý là Activision cũng làm điều tương tự với Marvel: Ultimate Alliance. Ngay thời điểm chuẩn bị mất giấy phép bản quyền các nhân vật, họ đã gấp rút làm một phiên bản mà không cần quan tâm chất lượng ra sao, rồi sau đó bán game một cách nhanh nhất có thể trước khi các trò chơi bị hủy bỏ bởi hết hạn bản quyền.
- Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
- Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
- Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
- Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
- Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
- Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
- Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)
Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.