Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán - PC/Console

Bạn có thể thấy hứng thú khi mới trải nghiệm Bleeding Edge, nhưng sau khoảng vài giờ chơi thì mọi thứ sẽ bắt đầu nhạt dần vì nó cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Nếu là một người yêu thích thể loại bắn súng đối kháng, thì hẳn bạn đã từng nghe qua cái tên Bleeding Edge – tựa game “ăn theo” Overwatch khá nổi tiếng thời gian qua và vừa ra mắt chính thức. Mặc dù không được quảng bá rầm rộ như những bom tấn khác, nhưng Bleeding Edge cũng thu hút được kha khá người chơi, nhưng đáng tiếc rằng sau khi đã thử hết nhân vật trong game thì bạn sẽ nhận thấy, hóa ra Bleeding Edge cũng chẳng hấp dẫn như tưởng tượng.

Rei Dunois một lần nữa chứng minh khi đàn ông biết trang điểm họ còn đẹp hơn phụ nữ
Rei Dunois một lần nữa chứng minh khi đàn ông biết trang điểm họ còn đẹp hơn phụ nữ
Rei Dunois là một game thủ, cosplayer nổi tiếng đến từ Tokyo, “cô nàng” này thu hút nhiều fan vì sự nghiêm túc khi đầu tư trang phục cùng vóc dáng ma quỷ trong từng shot ảnh được trang điểm kỹ lưỡng

Là một game đi theo phong cách của Overwatch nên Bleeding Edge vẫn là kiểu chơi đối kháng giữa 2 đội đối lập nhau, tìm cách hoàn thành những mục tiêu trọng yếu trên bản đồ với rất nhiều nhân vật để phối hợp. Tính tới thời điểm này thì Bleeding Edge có khoảng hơn 10 nhân vật để lựa chọn, chia làm 3 lớp là sát thủ, đấu sĩ và hỗ trợ. Điểm đặc biệt so với những game khác là Bleeding Edge chú trọng khá nhiều vào các việc đánh tầm gần, khi có rất nhiều nhân vật chỉ sử dụng vũ khí cận chiến và sát thương từ súng đạn bị điều chỉnh kha khá.

Các đòn đánh trong Bleeding Edge được thiết kế có sát thương khá yếu, nói cho dễ hiểu là sẽ không có chuyện bạn vừa bước ra ngoài xong bị chém hoặc bắn trúng đầu rồi chết mà chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Một đòn đánh mạnh cách mấy cũng khó lòng kéo được máu quá 2/3, tức là kiểu gì thì kiểu bạn vẫn sẽ có đủ thời gian để phản ứng rồi phản công ngược lại, điều này khiến Bleeding Edge “casual” hơn và không đặt nặng tính ăn thua cay cú.

Mỗi lớp nhân vật sẽ có các chỉ số và kỹ năng khác nhau, khi sát thủ thì máu ít nhưng đánh nhanh và di chuyển nhanh, đấu sĩ trâu chó cùng tầm đánh rộng nhưng tốc độ chậm và cuối cùng hỗ trợ hầu hết có thể dùng súng, nhưng sát thương yếu cùng phòng thủ khá tệ. Dĩ nhiên người chơi phải phối hợp cùng nhau, chứ không có chuyện 1 mình cân tất nhé.

Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán

Điểm khác biệt của Bleeding Edge là nó có thanh thể lực, thứ này dùng trong 2 việc là lăn lộn né đòn và thi triển kỹ năng. Né đòn trong Bleeding Edge gần gần giống như các game hành động, tức là nhân vật của bạn sẽ lộn, lướt hoặc nhảy một quãng ngắn để tránh các đòn tấn công của kẻ địch. Trong Bleeding Edge có i-frame khá dài, nên là nếu như tận dụng tốt bạn sẽ sống cực kỳ dai khi chiến đấu, tất nhiên thể lực sẽ phải tốn thời gian hồi nên người chơi không phải cứ thích là nhấn như điên được.

Mỗi nhân vật sẽ có 3 kỹ năng căn bản (thường là đòn đánh thường hoặc nội tại), 3 kỹ năng kích hoạt và 2 chiêu cuối tùy chọn – thứ sẽ tích dần khi bạn tấn công trúng đích hoặc bị ăn đòn. Về phần này thì hầu hết game thủ đều quá quen thuộc rồi, bạn sẽ luân phiên tấn công thường rồi dùng kỹ năng khi nó hồi chiêu, tích đủ chiêu cuối để tàn sát kẻ địch.

Các nhân vật trong Bleeding Edge có một bộ kỹ năng phải nói là rất phù hợp với nhau, thí dụ như Deamon là mẫu sát thủ chuyên dùng để ám sát thì sở hữu khả năng tàng hình và đánh bất tỉnh, hay Buttercup là cô nàng đấu sĩ dùng cưa máy với khả năng tăng tốc trong quãng ngắn đi kèm tầm đánh xa và khả năng giữ chân kẻ địch, Kulev thì lại là mẫu hỗ trợ toàn năng cực kỳ khó chơi khi vừa hồi máu, vừa gây sát thương theo thời gian kiêm luôn cả debuff đối thủ..

Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán

Đòn đánh trong Bleeding Edge có nhịp điệu rõ ràng, tức là sẽ có một số nhân vật chém nhanh hơn hoặc có thời gian lấy đà dài hơn các nhân vật khác. Điều này khiến cho lối chơi của Bleeding Edge rất đa dạng khi người chơi phải thực sự làm quen với nó, cũng may là do sát thương trong game không tới mức quá đáng, nên bạn có thể học hỏi và làm quen từ từ chứ không phải trở thành bao cát cho bên kia tập đấm.

Phối hợp đồng đội trở thành yếu tố then chốt của Bleeding Edge, nhất là khi chúng ta có cả mẫu nhân vật cận chiến lẫn đánh xa. Các hỗ trợ sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bao quát chiến trường, tiết tấu trận đấu nhanh hơn vì hai bên bắt buộc phải lao vào nhau chứ không phải đứng từ xa mà nã đạn như các game khác. Điều này khiến cho Bleeding Edge rất vui, nó đúng nghĩa là game giải trí khi bạn có thể chọn một đấu sĩ rồi lao vào quẩy như điên, sau đó rút ra hồi máu mà không lo có ai đó bắn mình chết trong một nốt nhạc.

Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán

Tuy vậy Bleeding Edge có rất nhiều vấn đề cực nặng đang biến nó trở thành một game “không thể chơi được” – cả về mặt hạ tầng máy chủ lẫn cơ chế trong game. Đầu tiên là tôi không biết ông nội nào thiết kế cái server chủ của game này, nhưng người đó chắc chắn nên bị đuổi việc khi đưa ra ý tưởng là… gộp tất cả khu vực lại với nhau. Sẽ có nhiều trận bạn chơi bình thường, nhưng một vài trận ping nhảy vài trăm nhịp một lúc và lag thì thôi đừng hỏi, đó là do bạn đang bị chuyển tiếp tới một server nằm tại… Bắc Mỹ với đồng đội hoặc đối thủ của mình.

Vấn đề này vô cùng khó chịu, cộng thêm việc Bleeding Edge hiện đang không hề có chế độ đánh xếp hạng nên các trận đấu có vẻ khá hời hợt, chưa kể game vừa ra mắt nên đúng nghĩa mạnh ai người đấy test nhân vật chứ cóc thèm quan tâm chiến thuật gì hết.

Lazada Ads
The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây
Nếu so sánh về bố trí nội dung, The Last of Us sử dụng những yếu tố đơn giản và trực quan nhất thay vì phức tạp và cầu kỳ, nhưng nó không hề thất bại.

Điều này vẫn chưa tệ hại bằng việc Bleeding Edge không có hệ thống xử phạt đám quitter, gần như trận nào tôi chơi cũng sẽ có vài đứa bất chợt thoát game giữa chừng do chán mà chả bị gì cả, khiến cho hứng thú bị tụt đáng kể. Game thủ đang kêu gào như điên vấn đề này, khi nó phá nát trải nghiệm của họ ngay khâu đầu tiên.

Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán

Nhưng thứ khiến Bleeding Edge bị chê nhiều nhất chính là cơ chế chiến đấu của nó, chính việc tinh giản tối đa và tập trung vào việc làm dễ nhất có thể đã khiến nó mất đi cái lõi trọng tâm của một game đối kháng – đó là phô diễn kỹ năng. Tất cả các đòn đánh trong game đều quá dễ đoán và dễ né, cộng thêm việc các nhân vật bắn xa bị chỉnh sửa để cho cân bằng về sát thương, nên miễn là bạn còn thể lực thì bạn sẽ bất tử.

Các trận đấu vì thế thường xuyên biến thành trò rượt đuổi 1 vs 1, vì cơ bản là bạn không thể nhất kích tất sát bất kì ai, buộc lòng phải đuổi con mồi chạy lòng vòng bản đồ trước khi giết được chúng. Về cơ bản thì có lẽ Ninja Theory muốn mọi người hợp tác cùng nhau, để tối ưu hóa đội hình trong những trận chiến hoành tráng và bảo đảm sẽ không ai vừa bước ra là bị “headshot” chết tươi, xong phải chờ vài chục giây như các game bắn súng khác.

Nhưng họ đã quên khuấy mất một điều là phối hợp đồng đội giữa một đám gamer xa lạ là thứ hoàn toàn không tưởng, nhất là khi Bleeding Edge còn chẳng có đấu xếp hạng hoặc trừng phạt lũ quitter, vậy nên cần quái gì phải pick hỗ trợ khi ai cũng muốn mình là sát thủ.

Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán

Và kể cả bỏ qua những điều như vậy thì Bleeding Edge vẫn rất chán nản, nó không có sự phân cấp giữa người giỏi và dở như Overwatch, quan trọng nhất là không có cảm giác thỏa mãn. Tôi còn nhớ lúc mình mới chập chững chơi Overwatch và do còn gà nên đã chọn nhân vật có độ khó thấp nhất là Bastion, với kỹ năng biến thành ụ súng bắn đại liên. Cảm giác chỉ đứng một chỗ xả súng vào những người khác lần lượt ra nộp mạng cực sướng, khi tôi có tới 15 kill streak ngay lần đầu tiên chạm vào game.

Bleeding Edge thì không được vậy vì như đã nói trận đấu là ăn nhau xem bên nào hết thể lực trước, bạn sẽ cứ phải lòng vòng chạy qua chạy lại chém hoặc bắn đối thủ, đuổi hắn hết từ chỗ này sang chỗ khác chứ không phải kiểu nấp hoặc tìm hồi hộp gì cả. Nó triệt tiêu đi thứ quan trọng nhất của thể loại game này là sự thỏa mãn ở những pha xử lý thần thánh, vì rõ ràng bạn chỉ có bắn rồi chém “không não” mà thôi.

Ấn tượng đầu tiên Bleeding Edge: Hào nhoáng, vui vẻ nhưng rất mau chán

Mặc dù có lối chơi khá nhộn và hình ảnh tương đối đẹp, nhưng Bleeding Edge chỉ giống như một món ăn chơi kiểu lạ miệng nhóp nhép giữa giờ trưa, khi bạn rất nhanh nhận ra nó chỉ có lớp áo “giòn rọm” bên ngoài còn phía trong hoàn toàn rỗng tuếch. Bleeding Edge chỉ xứng đáng là một game giải trí bình thường kiểu vào đùa giỡn là chính, chứ còn đạt tới chuẩn níu chân người chơi lâu dài thì còn xa lắm.

Nhân dịp Sinh Nhật Lazada, Logitech tung chương trình khuyến mãi với các phần quà hấp dẫn khi mua các combo:
  • Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
  • Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
    1. Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
    2. Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
    3. Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
    4. Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
  • Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)

Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.