Vào năm 2007, Uncharted đã tạo ra một luồng gió mới cho ngành công nghiệp game. Đây được xem như một sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa Indiana Jones và Tomb Raider. Nathan Drake trở thành một trong những ngôi sao mới đầy triển vọng trong số những tay thợ săn kho báu trên cả màn ảnh rộng lẫn video game. Chỉ 2 năm sau, Uncharted 2 ra mắt với chất điện ảnh bùng nổ, cốt truyện tuyệt vời, gameplay cực kỳ lôi cuốn. Dĩ nhiên đây được coi là phần game hay nhất trong cả series này và nó đã đưa thương hiệu Uncharted bước lên một vị thế mới trong ngành công nghiệp game. Nó khiến các game thủ phải bỏ tiền ra mua console.
Thật đáng tiếc rằng, cuộc hành trình của Nathan Drake đã có một cái kết viên mãn trong Uncharted 4: A Thief’s End. Cuộc vui nào cũng phải có lúc tàn, và số phận của Uncharted đều đang rất được game thủ tò mò. Liệu thương hiệu này có dừng lại không? Hay nó sẽ bắt đầu bằng việc reboot lại toàn bộ với tuyến nhân vật mới hoặc sẽ để Cassie Drake tiếp nối sự nghiệp của bố mình? Và liệu bạn đã biết hết toàn bộ những điều thú vị xoay quanh thương hiệu này?
Uncharted không chỉ là một game bắn súng
Mặc dù bên cạnh việc giải đố, các trường đoạn bắn súng cũng được coi là một điểm thu hút của Uncharted, tuy nhiên, Naughty Dog chưa bao giờ coi thương hiệu này là một series game bắn súng cả. Súng đạn hay vũ khí chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi.
“Bạn có một khẩu súng trong tay, và bạn có thể ngắm mục tiêu rồi bắn. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng mình có thể tạo ra một trò chơi có cảm giác tuyệt vời hơn như vậy. Một trò chơi khiến bạn không chỉ chạy và bắn, mà phải di chuyển liên tục, quan sát môi trường xung quanh rồi mới có thể ngắm bắn”, Druckmann chia sẻ.
“Trò chơi luôn được thiết kế để nhắc nhở người chơi rằng chỉ khi bạn tìm được chỗ nấp, chúng tôi mới cho phép bạn ngắm bắn. Như vậy, các cuộc chiến đấu sẽ hấp dẫn và bất ngờ hơn nhiều.”
Nếu đã từng chơi Uncharted, bạn sẽ thấy cách thiết kế gameplay của Naughty Dog rất tinh tế. Bạn không thể cầm khẩu súng và bắn như siêu nhân được. Kẻ địch luôn xuất hiện ở những khu vực bạn không bao giờ có thể quan sát được hết. Do đó, chỉ có duy nhất là hành động lén lút, hoặc tìm một chỗ nấp, bạn mới có thể nhắm bắn. Sau khi hạ sát được một mục tiêu, bạn sẽ phải tiếp tục di chuyển tới khu vực cover tiếp theo để hành động. Gameplay hành động của Uncharted yêu cầu game thủ phải quan sát tỉ mỉ địa thế hơn nhiều.
Tính cách của Nathan Drake một phần dựa vào “tính dễ tổn thương” của Nolan North
Nathan Drake không phải một nhân vật chính hoàn hảo. Anh quyến rũ nhưng đôi lúc lại có phần ngốc và khờ khạo. Mặc dù anh có thể tra tấn, giết người không ghê tay nhưng về bản chất, Nathan Drake là một người đàng hoàng. Và người lồng tiếng cho Nathan, Nolan North, được coi là mảnh ghép hoàn hảo cuối cùng cho nhân vật chính vì có tính “dễ bị tổn thương”.
Khi bắt đầu giành được vai Nathan, Nolan đã thể hiện một khía cạnh nhẹ nhàng hơn mà Naughty Dog thấy là một sự kết hợp tốt cho nhân vật chính của họ. “Chúng tôi ngay lập tức thấy sự dễ bị tổn thương và tính cách khả nghi trong diễn xuất của Nolan. Anh ấy có một số quan điểm khác về sự nam tính. Tôi nghĩ đó thực sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên nhân vật chính và thành công của Uncharted,” nhà thiết kế Richard Lemarchand chia sẻ.
Uncharted là ví dụ về Ludonarrative Dissonance
Ludonarrative Dissonance là một thuật ngữ ám chỉ “Mâu thuẫn giữa Kể chuyện và Gameplay” của một trò chơi. Bạn có thể hiểu đơn giản là việc cốt truyện truyền tải cho người chơi một nội dung, nhưng gameplay dường như không đồng nhất với nội dung đó.
Vào thời điểm Uncharted đã ra mắt và dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành công nghiệp game, cộng đồng bắt đầu nổi lên tranh cãi về những gì đang xảy ra trong trò chơi. “Nathan Drake là một người tốt hay người xấu khi anh sẵn sàng giết hàng trăm người để có được thứ mình muốn”. Chắc chắn là Nathan lúc đó đang tự vệ, nhưng anh hoàn toàn tự chủ được các hành động của mình. Nathan Drake không sử dụng khí gây mê hay nhẹ nhàng đánh gục mà chỉ đơn giản là giết toàn bộ để tiếp tục chặng đường của mình.
Đó chính là mâu thuẫn Ludonarrative Dissonance của Uncharted khi trong cốt truyện, chúng ta thấy Nate là con người chính trực, ngay thẳng và là nhân vật chính diện. Nhưng gameplay lại miêu tả Nathan là con người độc ác và tàn bạo, sẵn sàng giết người vì mục đích của mình. Thậm chí sau khi đã giết hàng trăm người như vậy, anh vẫn còn thừa thãi sự bình tĩnh và không gặp bất cứ chấn thương tâm lý nào.
Vào năm 2007, Clint Hocking, giám đốc sáng tạo của Ubisoft đã đặt ra thuật ngữ Ludonarrative Dissonance này cho những trò chơi mâu thuẫn giữa cốt truyện và gameplay.
Naughty Dog nghĩ gì về điều này? Neil Druckmann trong một cuộc phỏng vấn cho biết hãng phát triển không quan tâm cho lắm.
Uncharted được viết kịch bản và đạo diễn chủ yếu bởi một người phụ nữ
Ngành công nghiệp game cũng giống như Hollywood, việc một phụ nữ đứng đầu những dự án quan trọng là điều tương đối hiếm gặp. Nhưng dù bạn tin hay không thì sự thật là Uncharted được viết kịch bản và đạo diễn chủ yếu bởi Amy Hennig. Bà là người đứng đằng sau thành công từ phần đầu tiên tới phần thứ ba, góp phần đưa Uncharted trở thành một trong những thương hiệu game thành công nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, Amy Hennig đã rời Naughty Dog vào năm 2014, và hiện giờ bà đã có hướng đi riêng với những trải nghiệm mới.
Amy Hennig là một trong số ít những phụ nữ không tin vào vấn nạn phân biệt giới tính mà nhiều người vẫn tố cáo ngành game. Bà cho rằng ngành công nghiệp này đủ chuyên nghiệp để có thể chống lại những tin đồn vô căn cứ trong vấn đề kỳ thị phụ nữ. Cũng bởi bà là một người phụ nữ và cũng đã rất thành công trong sự nghiệp video game. Bà cũng cho rằng dù mình là một người phụ nữ nhưng cũng không nhất thiết phải viết về một nhân vật nữ chính mới lột tả được.
Uncharted 4 có hỗ trợ cho người khiếm khuyết
Bất cứ ai trên thế giới này cũng có thể đam mê video game, kể cả những người khuyết tật. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng để ý tới nhóm người không may mắn này. Điều này dường như khiến đam mê game nó là một thứ gì đó xa vời với người khiếm khuyết vậy. Naughty Dog đã có một cách tiếp cận tuyệt vời với Uncharted 4 để trò chơi có thể tiếp cận được với nhiều người hơn.
Uncharted 4 sẽ thêm vào nhiều tùy chọn hỗ trợ hơn như ngắm bắn dễ dàng hơn, nhiều Quick-Time-Event hơn, thậm chí là khả năng chơi game chỉ bằng một thanh analog. Những hỗ trợ này giúp cho người khiếm khuyết có thể trải nghiệm Uncharted 4 dễ dàng hơn rất nhiều.
Phong cách thời trang “nhếch nhác” của Nathan Drake được truyền bá rộng rãi
Là một thợ săn kho báu đối đầu với nhiều hiểm nguy, dường như Nathan Drake có một gu thời trang dễ nhận biết bởi nó khá… “nhếch nhác”. Những chiếc áo anh mặc luôn được cho một nửa vào trong quần, một nửa để lộ ra ngoài. Nhiều người đã gọi đây là phong cách thời trang “nửa kín” hay “Half-tuck”. Tuy nhiên, chính phong cách bụi bặm, nhếch nhác đó đã được Sony tìm cách đưa vào thế giới thời trang.
Vào năm 2011, công ty đã lập ra một xe “Half-tuck Truck” để quảng bá rộng rãi phong cách thời trang này tới mọi người trong Tuần lễ Thời trang New York. Thậm chí công ty còn thuê cả Kourtney Kardashian cho nhiệm vụ lần này. Half-tuck Truck của Sony có đủ các loại áo, cả vòng tay và khăn quàng cổ theo đúng chuẩn Nathan Drake. Rất nhiều người tới thử và tỏ ra thích thú với phong cách thời trang mới này.
- Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
- Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
- Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
- Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
- Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
- Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
- Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)
Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.