Việc Microsoft công bố mua lại Activision Blizzard Inc. vẫn là một cú sốc đối với ngành công nghiệp trò chơi, thậm chí vụ việc này càng lớn hơn sau nhiều tháng tranh cãi về các vụ kiện của Activision Blizzard. Câu hỏi trung tâm của tất cả những vụ việc này là số phận của CEO Bobby Kotick sẽ ra sao sau sự phát triển mới.
Nhà phát hành của các thương hiệu nổi tiếng như Call of Duty, World of Warcraft và một số người khác có vẻ như đang thảo luận về việc bán tài sản của mình cho Microsoft trong một thời gian qua. Thỏa thuận này cũng được cho là đã tiêu tốn của Microsoft 68.7 tỷ USD, là thương vụ mua lại đắt giá nhất từ trước đến nay của công ty, thậm chí còn tốn nhiều hơn so với thương vụ mua ZeniMax Media, công ty mẹ của Bethesda Softworks trước đây vào năm 2020.
Nhiều chi tiết hơn đã bắt đầu hé lộ về hoạt động bên trong của thỏa thuận, những gì sẽ diễn ra sau đó, và cả cảm xúc của những người liên quan. Trong một bài báo được xuất bản bởi Bloomberg, có vẻ như Kotick ban đầu thậm chí không muốn thỏa thuận này diễn ra, thay vào đó muốn chờ xem liệu có một công ty nào khác có trả giá cao hơn Microsoft cho bất kỳ loại thỏa thuận nào hay không. Tuy nhiên do vị trí của anh đang lung lay trong ban giám đốc của Activision, nên có rất ít thời gian để anh ấy có tiếng nói của mình trong tình huống này.
Việc mua lại Activision Blizzard của Microsoft xuất hiện sau vụ kiện của nhà phát triển Overwatch lên các cơ quan của Toà án California về việc studio Santa Monica đang chìm trong tranh cãi với các hoạt động kinh doanh và cách đối xử với nhân viên không hề tốt đẹp, đặc biệt là với phụ nữ là những người đã từng bị quấy rối và tấn công tình dục. CEO Bobby Kotick, người từng là chủ đề của cuộc tranh cãi sau khi một báo cáo từ Wall Street Journal đã đưa ra nhiều cáo buộc chặt chẽ với anh ta, dự kiến sẽ rời công ty sau khi hoàn tất thỏa thuận mới này.
Trong khi nhiều người coi đây là cơ hội để Microsoft dọn dẹp mớ hỗn độn mà ban lãnh đạo của Activision và Kotick đã để lại, thì nhiều người cũng coi đây chẳng qua là một cuộc trao đổi quyền lực để giành được nhiều quyền thống trị hơn trên thị trường, chứ không phải là tương tự như vụ việc của Walt Disney trong khi mua lại 20th Century Fox vài năm trước.
Liên quan đến Microsoft trước thỏa thuận này, Giám đốc điều hành của Microsoft Gaming là Phil Spencer cũng đã tuyên bố rằng công ty đang “đánh giá lại” mối quan hệ của họ với Activision trong bối cảnh đầy tranh cãi. Và cộng đồng đã phải công nhận rằng sự “đánh giá lại” này quả là đầy bất ngờ khi bây giờ Activision Blizzard đã nằm dưới chướng của Microsoft và Phil Spencer có thể tiếp nhận các thương hiệu nổi tiếng của công ty.