Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.1 - PC/Console

Nếu có một điều ước, hẳn nhiều game thủ sẽ ước thôi thì NSX hãy cứ buông tay cho thương hiệu game đó trút hơi thở cuối cùng đi cho rồi.

Ngay cả một anti fan cũng không thật sự cảm thấy vui vẻ khi một thương hiệu game lâu đời thất bại. Cảm giác đó chắc chắn chỉ càng tồi tệ hơn khi sự thất bại ấy lại xảy ra ở một sản phẩm đã tích lũy danh tiếng lâu đời. Đó là cảm giác của cộng đồng game thủ nhưng các NSX đôi khi không nhận thấy điều đó. Đối với bọn họ chỉ cần game có người mua là được còn hay dở có liên quan gì đâu? Nhiều thương hiệu game lâu đời đã bị bọn NSX vô lương tâm vắt sữa hàng năm theo đúng cách như vậy và chúng ta chỉ ước gì IP đó tiêu tùng luôn cho rồi để không ai còn phải chịu dằn vặt nữa. Sau đây là vài cái tên như vậy nhưng có lẽ chúng sẽ sống mãi, cho đến ngày không thể phát sinh giá trị thương mại nữa mới được yên tâm nhắm mắt xuôi tay.

Bạn sẽ bất ngờ nếu biết Harry Potter có đến mấy chục người anh em cùng cha khác ông nội
Bạn sẽ bất ngờ nếu biết Harry Potter có đến mấy chục anh em cùng cha khác ông nội
Năm nay Đứa bé sống sót đã tròn 39 tuổi và trong ngần ấy thời gian người ta đã sản xuất hàng tá thứ ăn theo Harry Potter, bao gồm những trò chơi điện tử.

Contra

Khi còn ở thời đỉnh cao Contra giống như khoai tím Thanos vậy. Chẳng cần biết Konami làm gì chỉ cần họ tung ra một bản Contra mới lập tức nó sẽ thành công về mặt thương mại, còn chất lượng thì khá là hên xui. Tuy nhiên khi cái gì làm quá cũng không tốt, sức chịu đựng của fan hâm mộ dĩ nhiên cũng có một mức độ nhất định, bản Contra ngoại truyện Hard Corps: Uprising ra mắt năm 2011 đã nhận nhiêu chỉ trích đến mức thương hiệu gần như phải đóng băng vô thời hạn. Mới đây Konami đã thiêu đốt lại bầu nhiệt huyết thanh xuân của những game thủ 8X bằng việc hồi sinh lại thương hiệu với sản phẩm mang tên Contra: Rogue Corps.

Game sắp ra mắt, ai sẽ là cái tên gây thất vọng cho fan hâm mộ – P.Cuối

Nhưng ca hồi sinh này đã chuyển hóa thành vĩnh bất siêu sinh (không thể đầu thai) khi Contra: Rogue Corps dở đến mức khó có thể tưởng tượng được. Đầu tiên trò chơi phủ định tinh túy của lối chơi bắn súng màn hình ngang bằng cách biến Contra thành game bắn súng góc nhìn thứ ba(?!!), kế đến là những yếu tố quái đản được đưa vào nhưng chắc chắn đó không phải là thứ mà fan Contra mong muốn. Thật đáng xấu hổ khi trước đó ít lâu game indie Blazing Chrome ra mắt và đem lại cho người ta một cảm giác đặc sệt chất Contra ngày xưa trong khi đó mang tiếng chính chủ nhưng Contra: Rogue Corps lại trở thành một thứ tứ bất tượng đầu đuôi lẫn lộn như vầy. Có lẽ cái thương hiệu này nên ra đi thanh thản luôn cho rồi bởi sau gần 10 năm, tư duy của Konami về Contra vẫn không khác thập niên 90 là bao.

Crackdown

Crackdown là một IP (intellectual property) mạnh, có khả năng mang tầm vóc vĩ đại tùy thuộc vào khả năng định hướng của nhà sản xuất nhưng đáng tiếc dòng game này chưa bao giờ đạt đến đỉnh cao mà nó xứng đáng được thừa nhận. Phần đầu tiên thật tuyệt khi trình bày một thế giới mở vui nhộn nơi game thủ có thể làm mấy trò điên khùng nhưng khá thú vị, trong khi phần tiếp theo vẫn ổn nhưng nó đã làm nhiều người thất vọng bởi vài sai sót không đáng có. Tuy nhiên Crackdown 3 hoàn toàn là một bước kéo lùi thương hiệu rất khó hiểu của NSX khi liên tục trì hoãn thời gian ra mắt với lý do làm cho sản phẩm chỉn chu hơn nhưng sản phẩm cuối người ta nhận được lại khá là tệ.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.1Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.1

Một thế giới mở kiểu cũ, tỏ ra hoàn toàn lỗi thời vào thời điểm game ra mắt. Lối chơi buồn tẻ, nhàm chán và quan trọng nhất chính là scandal về The Power Of The Cloud đã khiến cho Crackdown 3 gây thất vọng ở nhiều cấp độ đồng thời trở thành kẻ ít được yêu mến nhất trong toàn bộ thương hiệu. Thật khó để thuyết phục fan hâm mộ cho Crackdown thêm một cơ hội, nhất là với những gì người ta đã chứng kiến trong lần cuối cùng trò chơi xuất hiện.

WWE2K

Game đô vật Mỹ thực thụ đã chết kể từ sau khi THQ phá sản và chuyển nhượng thương hiệu này cho 2K, kẻ chuyên trị các dòng game thể thao chính thống như NBA, NHL và nhiều siêu phẩm khác. Thực tế THQ cũng không quá xuất sắc khi làm game đô vật nhưng ít ra nó cũng thú vị với những WWE SmackDown! Shut Your Mouth hay RAWvs.Smackdown! đã tận dụng hoàn hảo nền tảng nội dung mà WWE cung cấp để khiến trò chơi không nhàm chán bất chấp việc mỗi năm ra một bản, đều như vắt chanh. Đáng tiếc, khi THQ phá sản và thương hiệu về tay nhà 2K, WWE đã trở thành một thứ gì đó tầm thường hơn cả sự tầm thường. Người ta vẫn bỏ tiền ra mua đĩa chỉ vì những siêu sao đô vật mà họ hâm mộ sau đó chỉ biết tặc lưỡi để nén tiếng thở dài ngao ngán.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.1

Tất nhiên lượng đĩa tiêu thụ mỗi năm mỗi giảm của WWE 2K dù không nhiều nhưng là minh chứng rõ ràng nhất cho việc lòng kiên nhẫn của các fan hâm mộ đang ngày một cạn kiệt. Thực tế 2K có nhiều tựa game rất hay như thương hiệu Borderlands, Civilization VI, Bioshock hay Mafia. Thậm chí hãng còn thành công rực rỡ ở chuỗi game lấy đề tài thể thao chính thống như bóng rổ NBA lẫn khúc côn cầu NHL. Thế nhưng cố gắng đồng hóa WWE như các môn thể thao kia là một chiến lược vô cùng sai lần bởi đô vật Mỹ vốn mang tính giải trí biểu diễn chứ không phải thể thao thuần túy. Chưa rõ WWE 2K20 năm nay có mang lại thay đổi gì ngon lành hay không nhưng nếu tiếp tục là một game mô phỏng thể thao như năm rồi chắc chắn là một cú tát rất mạnh vào sự trông đợi của cộng đồng fan hâm mộ đô vật Mỹ.

Mario Tennis

Gã thợ sửa ống nước huyền thoại vốn được biết đến với bộ râu kẽm ngàn năm không cạo cùng với hàng tá các khả năng khác nhau, có lẽ Mario chỉ đa tài đa nghệ thua kém thánh Johnny Sins mà thôi. Từ đua xe thú, đánh nhau, nhập vai, không có lĩnh vực hay cơ hội nghề nghiệp nào mà Mario không chứng tỏ sự thống trị của mình. Nhưng ở đời cái gì cũng có ngoại lệ của nó, mario có thể không sợ ma, không sợ Bowser, không sợ công chúa Bitch nhưng chắc chắn hắn sợ môn quần vợt bởi chưa có bản Mario Tennis nào thành công cả.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.1

Nói một cách công bằng loạt thì game Mario Tennis vẫn có vài điểm sáng chứ không hoàn toàn tăm tối nhưng thương hiệu sửa ống nước luôn nhận được mức kỳ vọng vượt xa các tựa game thông thường vì thế đúng quy củ tất nhiên là chưa đủ. Đó cũng là tình trạng mà Mario Tennis Aces bị mắc kẹt khi trình làng, một trò chơi nếu không xuất hiện hình ảnh hay cái tên Mario thì mọi thứ rất ổn, cho đến khi thêm các tiền tố kia vào thì dưới ánh nhìn trở nên khắt khe hơn đây lại không phải là sản phẩm có thể vực vậy một thương hiệu (Mario Tennis) đang trên đà đi xuống.

Castlevania

Trong danh sách những trò chơi điện tử tuyệt vời nhất mọi thời đại, Castlevania chắc chắn luôn đóng góp một chỗ ngồi và thậm chí chỗ ngồi đó cũng không thấp. Vị trí đó sẽ không bao giờ thay đổi nhưng cũng thật đáng buồn khi người ta cứ phải chứng kiến sự lụn bại dần theo năm tháng của một thương hiệu hết sức quốc dân như vậy. Khai sinh trên nền tảng đồ họa 2D, giống như một lời nguyền rủa, tất cả những gì tinh túy nhất của IP này đã nằm lại vĩnh viễn cùng nền tảng đó với Order of Ecclesia của hệ máy DS. Konami sau rất nhiều cố gắng cũng đã chuyển đổi thành công Castlevania sang đồ họa 3D nhưng chúng cứ ngày một tệ hơn.

Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này nên ra đi cho thanh thản – P.1

Lords of Shadow là một game vừa đủ hay với những ý tưởng tuyệt vời nhưng đó không phải là những gì mà Castlevania muốn hướng tới. Phần 2 của Lords of Shadow còn thảm hại hơn khi cố bắt chước thành công của God of War, khiến nó trở thành một thứ dở ông dở thằng khi so với GoW thì chắc chắn không giống nhưng gán ghép cùng Castlevania lại càng không có gì phù hợp. Tình hình hiện giờ của Castlevania e rằng chỉ có thể cải thiện khi Konami đưa mọi thứ trở về nguyên bản và làm tốt công việc của mình. Một điều quá khó khi hãng game Nhật chứng tỏ bản thân “mát tay” thế nào khi thực hiện Contra: Rogue Corps.

(Còn tiếp)

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những thương hiệu game nên khép lại
  1. Cố đấm ăn xôi bất chấp thiên hạ phẫn nộ, fan ước gì những thương hiệu này ra đi cho thanh thản – P.1