Đã khi nào bạn quan tâm trình tự thời gian diễn ra giữa các phiên bản Metal Gear Solid chưa? Game4V sẽ giúp bạn tổng hợp chỉ trong một bài viết.
Các trò chơi Metal Gear Solid trải dài qua nhiều thập kỷ đã đi vào lòng người bằng những cốt truyện rất sâu sắc, nhân văn. Dù vậy vẫn có một trở ngại lớn đó là chúng ra mắt đều không theo trình tự thời gian diễn ra trên game. Vì vậy với những ai muốn bắt đầu và tìm hiểu, họ sẽ luôn tự đặt ra rất nhiều câu hỏi “Phải chơi như thế nào”, “Nên bắt đầu từ phiên bản nào”,… Thế nên việc tổng hợp và sắp xếp lại đúng theo trình tự dòng thời gian trong sự kiện gốc, Game4V sẽ giúp bạn tiếp cận tựa game dễ hơn.
Hideo Kojima đã đích thân dẫn dắt dòng game Metal Gear từ khi thành lập vào năm 1987 cho đến năm 2015 Metal Gear Solid 5: The Phantom Pain.Trong khi nhà thiết kế trò chơi từng có giai đoạn gặp khó khăn với nhà phát hành Konami trong hoàn cảnh rất chi là tồi tệ, dù vậy, anh ấy vẫn chứng tỏ khi đứng độc lập vẫn đủ sức tạo ra một sản phẩm thuyết phục đó là Death Strandings chứng tỏ rằng anh ấy vẫn còn nhiều điều thú vị để chia sẻ với chúng ta, những con người đã thấu hiểu và đam mê nghệ thuật trong từng tựa game của Hideo Kojima.
Ngay cả khi The Phantom Pain là điều kì diệu cuối cùng anh ấy đã làm với đứa con tinh thần của mình, loạt Metal Gear đã tạo ra một di sản bất diệt trong làng game.Câu chuyện của trò chơi kéo dài với sáu thập kỷ, và chúng đều là những mạch thời gian riêng biệt theo từng cột mốc. Cùng đi sâu vào để tìm hiểu các dòng thời gian này diễn ra như thế nào nhé.
1. Metal Gear Solid 3: Snake Eater (Phát hành năm 2004, lấy bối cảnh năm 1964)
Tựa game đã hoàn toàn thuyết phục khi lột tả trần trụi cho người xem những cội nguồn, căn nguyên của những sự việc đáng tiếc xảy ra về sau, lí tưởng của The Boss, con người của Big Boss, Ocelot đã thay đổi ra sao,… gieo mầm cho mọi sự kiện về sau.Thật thú vị, người hâm mộ đã không nhận ra tầm quan trọng tựa game khi phát hành.Chỉ khi Metal Gear Solid 4 ra mắt vào năm 2008, tựa game mới có thể giải thích cách các nhân vật như The Boss và Major Zero có tầm ảnh hưởng như thế nào đến phần còn lại của trò chơi.
2. Metal Gear Solid: Portable Ops (Phát hành năm 2006, lấy bối cảnh năm 1970)
Sự kiện trong phiên bản này là chính xác với những gì trong quá khứ của Big Boss, nhưng nó không đủ tầm quan trọng để người chơi muốn tìm hiểu nó nhiều hơn. Chỉ kể chi tiết về sự khởi đầu của Fox Hound và thấy Big Boss khi gặp Roy Campbell trẻ tuổi.Ngoài ra, lối chơi giới thiệu nhiều yếu tố mà các tựa game sau này trong Peace Walker và The Phantom Pain sẽ mở rộng.
3. Metal Gear Solid: Peace Walker (Phát hành năm 2010, lấy bối cảnh năm 1974)
Các sự kiện của Peace Walker dẫn thẳng vào Ground Zeroes và The Phantom Pain.Trò chơi đã được phát hành lại trên PS3 cùng với Metal Gear Solid 2 và 3 để đảm bảo nó tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả nhất có thể.Đó là nơi chúng ta thấy Big Boss củng cố lập trường và triết lý của mình để tạo ra một đội quân không có quốc gia và bắt đầu cuộc chiến đi vào con đường đen tối của mình cùng với Major Zero.
4. Metal Gear Solid 5: Ground Zeroes (Phát hành năm 2014, lấy bối cảnh năm 1975)
Đoạn mở đầu cho The Phantom Pain chỉ mất khoảng 90 phút để hoàn thành, nhưng có khoảng 20 giờ nội dung ở đây cho những game thủ nào muốn tìm hiểu mọi thứ để móc nối với sự kiện Metal Gear Solid 5.Nó không chỉ dẫn đến toàn bộ sự kiện của trò chơi mà còn giới thiệu nhiều điều thú vị mà dám cá rằng bạn sẽ chưa bao giờ biết.Tuy dòng game luôn có màu sắc đen tối, nhưng cả Ground Zeroes và The Phantom Pain lại là những phiên bản gây ra tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử dòng game.
5. Metal Gear Solid 5: The Phantom Pain (Phát hành năm 2015, lấy bối cảnh năm 1984)
Nếu Phantom Pain chịu dành thời gian để phát triển thực hiện tất cả những gì mà nó đặt mục tiêu, thì có lẽ đây sẽ là tựa game kết thúc lắng đọng và hay nhất trong lịch sử dòng game Metal Gear Solid, thậm chí nó còn kết nối các trò chơi tiền truyện với Metal Gear gốc một cách rất thuyết phục.
Trong khi Phantom Pain vẫn còn rất nhiều điều hấp dẫn để kể, một số thành phần quan trọng trong đoạn kết của trò chơi thì lại bị huỷ bỏ hoàn toàn.Phong cách kể chuyện dẫn dắt người chơi đi từ đầu lên cao trào thật sự khó có tựa game nào đủ sức làm được ở thời điểm đó.Các chủ đề liên quan đến những người lính nước và cách điều khiển con người thông qua ngôn ngữ làm cho tựa game có một sức hút không thể cưỡng lại.
6. Metal Gear (Phát hành năm 1987, lấy bối cảnh 1995)
Tựa game đầu tiên trong dòng game đã định hình bắt đầu trong đầu của Kojima, lối chơi hành động lén lút làm tiền đề cho các phiên bản sau.Các nhân vật mang tính biểu tượng như Solid Snake, Big Boss và Grey Fox đều có mặt trong tựa game này, nhưng những nhân vật khác thì không bao giờ được nhắc đến nữa. Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều fan mong ước Kojima sẽ Remake lại những phiên bản 8-bit này lại để cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn, hấp dẫn hơn khi tựa game hội tụ cả một dàn sao trong dòng game không hẹn mà đến.
7. Metal Gear 2: Solid Snake (Phát hành năm 1990, lấy bối cảnh 1999)
Phần tiếp theo của Metal Gear ra mắt trước đó – tựa game Snake’s Revenge trên NES dù không có cơ may lột tả nhiều thứ hấp dẫn, nhưng vẫn tạo ra rất nhiều nguyên liệu thú vị trong cốt truyện của dòng game mà đáng tiếc vẫn chưa được tận dụng. Cho đến ngày hôm nay, ít người nhận ra rằng Metal Gear Solid về cơ bản là một bản làm lại 3D đầy đủ nhất của Metal Gear 2, ít nhất là về mặt lối chơi hành động lén lúc đã được cải thiện rõ rệt khiến gameplay trở nên hấp dẫn hơn.
8. Metal Gear Solid (Phát hành năm 1998, lấy bối cảnh 2005)
Solid Snake đã nghỉ hưu sau các sự kiện của Metal Gear 2, nhưng đã trở lại cuộc chiến sau khi Fox Hound chiếm lấy Đảo Shadow Moses và đe dọa phóng một đầu đạn hạt nhân vào huỷ diệt nơi đây. Đến lúc này Solid Snake buộc mình phải dấn thân vào nhiệm vụ nguy hiểm này. Chính tác phẩm kinh điển năm 1998 này đã thực sự đưa dòng game lên thẳng vị trí huyền thoại.Trong khi các tựa game ra mắt trong tương lai mở rộng về lối chơi và đồ hoạ thì Metal Gear Solid vẫn giữ vị trí tuyệt vời dù đồ hoạ của nó thật sự rất khiêm tốn vào thời bấy giờ, sau cùng thì tựa game xứng đáng là tác phẩm kinh điển của cả dòng game.
9. Metal Gear Solid 2 (Phát hành năm 2001, lấy bối cảnh 2007/2009)
Phần đầu tiên của Metal Gear Solid 2 diễn ra vào năm 2007 trong khi phần thứ hai diễn ra vào 2 năm sau đó. Hideo Kojima đã ném cho người hâm mộ một sự lo lắng khi chuyển nhân vật chính từ Solid Snake sang Raiden.Tiết lộ này đã được giữ bí mật cho đến khi phát hành.Trong khi điều này khiến một số game thủ trở nên tức giận, quả thật khó có ai ngờ, Kojima sẵn sàng troll các fan của mình bằng một màn ra mắt đầy bất ngờ.
10. Metal Gear Solid 4: Guns Of The Patriots (Phát hành năm 2008, lấy bối cảnh năm 2014)
Chương cuối sự nghiệp củaSolid Snake, giờ đây anh ta đã già và suy yếu khi dính căn bệnh quái ác mang trên mình.Tuy nhiên, anh ấy vẫn có một nhiệm vụ cuối cùng phải thực hiện. Đây thật sự là một tựa game lắng đọng, khép lại rất nhiều cảm xúc mà chắc chắn cho tới thời điểm này người viết vẫn không bao giờ quên được. Một cái kết khiến cho chúng ta phải chiêm nghiệm về mọi thứ, điều tiếc nuối nhất đó là chúng ta phải chia tay với Solid Snake khi vẫn còn đang quá yêu thích tựa game.
11. Metal Gear Rising: Revengeance (Phát hành năm 2013, lấy bối cảnh 2018)
Ngoại truyện của dòng game đến từ đội ngũ tài năng Platinum Games.Mặc dù lối chơi đã thay đổi theo phong cách hành động chặt chém, tương tự như Bayonetta hay Devil May Cry, tựa game vẫn lột tả cốt truyện rất rõ ràng, bám sát theo phong cách của dòng game Metal Gear Solid.Thật tiếc là trò chơi đã không được phổ biến hơn, nếu không chúng ta có thể sẽ có phần tiếp theo vào lúc này.