Đánh giá Treachery in Beatdown City, chút gợi nhớ về những ngày xưa - PC/Console

Cũng như các game beat em’ up hạng B hồi xưa, Treachery in Beatdown City khiến người ta hào hứng trong vài giờ đầu nhưng khi adrenaline đã cạn nó bắt đầu bộc lộ nhiều điểm yếu.

Cũng như các game beat em’ up hạng B hồi xưa, Treachery in Beatdown City khiến người ta hào hứng trong vài giờ đầu nhưng khi adrenaline đã cạn nó bắt đầu bộc lộ nhiều điểm yếu.

Những ngày xa xưa thuở còn chơi game trên máy NES, ngoài những những trò bắn chuông, bắn ruồi, Natra cứu mẹ thì có lẽ các game beat em’ up dạng urban brawlers sẽ khiến đám nhóc tì thích thú khi được điều khiển một nhân vật tả xung hữu đột trong thành phố để trừ gian diệt bạo. Về cơ bản Treachery in Beatdown City mang phong cách như vậy nhưng thay vì trực tiếp đấm đá nhau thì nó lại mang đến một lối chơi mà nhân vật được lựa chọn từng hành động đấm, đá hoặc đỡ đòn để tạo ra một game nửa này nửa kia khi vừa na ná beat em’ up lại giông giống game nhập vai theo theo lượt. Đó có lẽ là sự sáng tạo của Nuchallenger, đáng tiếc phi vụ kết hợp này không thành công cho lắm, nhất là giai đoạn càng về sau khi cảm xúc dâng trào qua đi, người ta sẽ thấy mệt mỏi hơn là phấn khích với màn đi cảnh theo lượt như vầy.

Đánh giá Treachery in Beatdown City, chút gợi nhớ về những ngày xưa

Cốt truyện của Treachery in Beatdown City hơi phức tạp lại mang nặng tính châm biếm khi các chiến binh đường phố phải giải cứu tổng thống Blake Orama (nghe quen không?) khỏi tay đám ninja do tên thị trưởng xấu xa Mike Moneybags chỉ huy. Cốt truyện có thể thú vị ở xứ cờ hoa, nơi nạn phân biệt chủng tộc hoành hành mà những người da đen là kẻ bị hại đầu tiên. Thế nhưng với game thủ Việt thì cốt truyện nặng tính châm biếm và trào phúng về những phân hóa sâu sắc giữa các giai cấp trong xã hội lại không được ưa chuộng cho lắm. Cũng bởi vì là một game đả kích nạn phân biệt chủng tộc nên đại đa số các chiến binh mà game thủ có thể điều khiển đều là người da màu, trong khi đó đám nhân vật phản diện từ lính lác đến những con trùm đều là người da trắng đồng thời mang những tiêu chí không thể lẫn vào đâu được của đám choai choai theo chủ nghĩa phát xít mới.

Fight’N Rage
Fight’N Rage, bức thư tình cuối cùng của thể loại beat-’em-up cổ điển
Ngày nay beat-’em-up không còn là thể loại chủ lưu của ngành công nghiệp game nhưng vẫn có những dư âm mà nó để lại ví dụ như Fight’N Rage chẳng hạn.

Các cuộc hội thoại trong game nặng về “hài đen” vì có quá nhiều yếu tố châm biếm về hai đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa của Mỹ nên khiến người ta cảm thấy nội dung của Treachery in Beatdown City hơi nặng nề. Đồng thời cách giải quyết vấn đề của những nhân vật chính cũng tỏ ra thiếu thuyết phục. Bắt gặp một băng mô-tô Hell’s Angel đang quấy rối nơi làm ăn kinh doanh của một người da màu? Thay vì nhờ đến luật pháp nhưng người anh hùng lại thản nhiên ra tay đánh đập chúng thật tàn bạo với lý do bảo vệ kẻ yếu thế. Dẫu biết đây vẫn là một trò chơi nhưng cách tiếp cận để giải quyết câu chuyện của Nuchallenger có điểm gì đó rất không phù hợp. Nhắc lại vấn đề kết hợp giữa chiến đấu thời gian thực và theo lượt của game, Nuchallenger có lẽ đã rất cố gắng nhưng vấn đề nằm ở chỗ các NSX của studio này không khống chế tốt các yếu tố cần thiết dẫn đến trò chơi trở nên vô cùng rời rạc ngay từ khi bắt đầu.

Đánh giá Treachery in Beatdown City, chút gợi nhớ về những ngày xưa

Game cho chúng ta 3 nhân vật để điều khiển với phong cách chiến đấu cùng những điểm mạnh yếu khác nhau. Nhưng sau đoạn intro ở đầu game, người ta ngay lập tức bị ném vào xoáy hỗn độn của những câu chuyện không đầu không đuôi, những trận đánh đầy bạo lực nhưng vẫn không rõ rốt cục chúng ta tung nắm đấm vì ai, vì cái gì hay có thật sự cần dùng đến bạo lực trong trường hợp này hay không. Về điểm này, những người làm game beat em’ up ngày xưa có nhận thức rất rõ ràng, rằng họ không thể nhồi một cốt truyện quá sâu sắc hay quá nhân văn vào một game urban brawlers nên đa phần cốt truyện chỉ là vật tương trưng làm nền cho toàn bộ lối chơi. Nuchallenger muốn nghĩ khác và làm khác nhưng rõ ràng, một câu chuyện sặc mùi nhân sinh khi đả kích nạn phân biệt chủng tộc cùng những bất công giai cấp trong xã hội hoàn toàn không thể được truyền tải một cách mạch lạc trong một trò chơi kiểu như Treachery in Beatdown City.

Đánh giá Treachery in Beatdown City, chút gợi nhớ về những ngày xưa

Đó là chưa kể đến lối chơi có chút thú vị ban đầu, sau nhiều lần lặp lại theo kiểu đi từng cứ điểm như World 1-1, World 1-2 trong Super Mario World bắt đầu khiến người ta cảm thấy mệt mỏi. Bạn diệt hết quái lẫn trùm trong màn này, sau đó được đưa ra bản đồ lớn, tiến lên một bước để bị cuốn vào một đoạn hội thoại (thường là để nhân vật chúng ta đang điều khiển phát tiết sự giận giữ với những kẻ thuộc phe phản diện) và rồi lặp lại công đoạn trước kia cho đến hết game. Không chỉ lặp lại ở lối chơi, ngay cả cảnh quan môi trường của nhiều màn sau đó cùng vài bản nhạc hip hop dạng MIDI được sử từ đầu tới cuối càng chứng tỏ Nuchallenger một là rất nghèo hai là là rất lười mới có thể cho ra là một tựa game kiểu như vậy. Dĩ nhiên trường hợp thứ hai càng khả thi hơn một chút. Nhìn chung Treachery in Beatdown City là một dự án sáng tạo và đầy tham vọng nhưng đáng tiếc mọi yếu tố đều bị NSX triển khai không tới nơi tới chốn khiến sản phẩm cuối cùng trở nên khá tệ hại. Vì lẽ đó nếu thích tìm tòi chút mới lạ cũng như không quan tâm mức giá 188.000đ thì bạn có thể thử trò chơi này.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e