Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành trò chơi đã mua?  - PC/Console

Không phải game thủ nào cũng hoàn thành tất cả những trò mình từng mua. Có những trò chơi thậm chí còn chẳng được động vào tkể từ lúc nhấn nút thanh toán.

Ngày nay, việc mua game trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Không cần phải chen lấn xô đẩy, bạn chỉ cần ngồi nhà, thao tác vài cú click chuột là đã có thể mua xong một trò chơi. Đó còn chưa kể với hàng tá đợt giảm giá, gói bundle hay thậm chí là tặng miễn phí trong năm, game thủ lại càng được tiếp cận các trò chơi dễ hơn, tiết kiệm hơn.

Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? 

Tuy nhiên lúc này, một vấn đề khác lại sinh ra, đó là không phải ai cũng có thời gian để ngồi chơi cho bằng hết tất cả những trò mình đã mua. Chúng ta không bàn tới yếu tố chất lượng, bởi có những người có thú vui rất nhàn nhã là canh sale, canh bundle mua một đống xong rồi để đấy ngâm dấm, cả một năm chưa bao giờ động vào dù chỉ một lần, hoặc cùng lắm là bật lên chơi được vài phút rồi không bao giờ ngó lại nữa (mặc dù trò chơi đó không hề tệ).

Vậy tại sao lại như vậy? Hãy cùng Kênh Tin Game điểm qua một vài lý do và bạn đọc hãy cùng xem xem đó có phải là vấn đề mình đang gặp phải không nhé!

Ham hố vì rẻ nên mua quá nhiều game cùng lúc

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, cả việc mua game cũng vậy. Vào thời buổi mà game digital phát triển mạnh, các kênh bán hàng liên tục có các chương trình sale, thậm chí tặng miễn phí game khủng, dĩ nhiên sẽ chẳng có game thủ nào không tranh thủ lấy về cả. Đặc biệt là các đợt giảm giá sập sàn trên Steam, người dùng càng tranh thủ mua được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu với tâm lý “rẻ thì cứ mua rồi để đấy chơi sau”.

Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? 

Nhưng đây là lúc vấn đề bắt đầu nảy sinh ra. Việc có quá nhiều game trong thư viện sẽ dẫn tới tình trạng bạn không biết phải chơi game nào. Sẽ có thời điểm rảnh rỗi, bạn hứng lên muốn chơi tất cả nhưng rồi nhận ra thời gian chỉ có hạn. Khi bạn chưa chơi xong game này đã tò mò về chất lượng của trò chơi kia. Và cứ thế bạn chơi được trò này một lúc, đã lại chuyển sang trò chơi khác. Rồi kết quả cuối cùng là chẳng một tựa game nào bạn hoàn thành trọn vẹn cả, hoặc nếu có thì cũng phải mất rất nhiều thời gian mới xong.

Khi thư viện của bạn quá nhiều game, bạn sẽ lướt và ngắm nghía lựa chọn đâu là trò mình sẽ chuyên tâm hoàn thành. Kết quả là bạn sẽ bị bấn loạn vì trò nào cũng muốn chơi nhưng cảm thấy nếu chơi hết thì làm quái gì con thời gian cho công việc, học tập hoặc đi ấy ấy cùng ai đó. Cuối cùng biện pháp đơn giản nhất được bạn chọn chính tắt Steam đi, lướt Facebook vài ba tiếng rồi lăn ra ngủ còn cái dự tính “để đấy chơi sau” thì cứ để đấy khi khác tính tiếp.

Thời gian một ngày tối đa chỉ có 24 giờ mà thôi

Như tôi đã từng nói ở nhiều bài viết trước, hồi còn bé chúng ta luôn mơ ước được chơi game thỏa thích mà không bị bố mẹ ngăn cấm. Nhưng khi lớn lên, ta mới nhận ra đó chỉ là điều viển vông khi phải đối mặt với hàng tá thứ trong cuộc sống từ tiền bạc, gia đình, cho tới các mối quan hệ ngoài xã hội.

Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? 

Một ngày chúng ta chỉ có 24 tiếng, 8 tới 10 tiếng dành cho công việc, 8 tiếng tiếp theo dành cho việc ngủ nghỉ. Vậy tức là chúng ta sẽ chỉ có khoảng 6 tiếng một ngày để dành cho đam mê. Nhưng vấn đề ở đây là nếu bạn chơi game cả 6 tiếng này thì có nghĩa bạn phải đánh đổi việc kết bạn, mở rộng mối quan hệ làm ăn, tình cảm, bạn bè,… Tức là dù có đam mê lắm, bạn cũng sẽ chỉ có khoảng 1 tới 2 tiếng chơi game một ngày mà thôi. Đối với sinh viên cuối cấp hay đám nhân viên văn phòng phải chạy deadline với cha sếp hắc ám thì thời gian ngủ còn chẳng có nữa là game với gủng.

Bên cạnh đó, thời lượng các game bèo bèo trung bình rơi vào khoảng 8 tới 10 tiếng, các game AAA cộng thêm cái hậu tố thế giới mở thì thời lượng lên tới vài chục tới cả trăm tiếng đồng hồ cũng quá là bình thường luôn. Trong khi bạn chỉ có thể chơi được khoảng 1 giờ đồng hồ mỗi ngày, cộng với việc sức lực của bạn đã bị cạn kiệt sau khi đi làm về thì tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm thấy nản mà thôi.

Đó còn chưa kể khi bạn còn chưa chơi xong game này, một trò chơi mới hấp dẫn lại tiếp tục được phát hành. Cứ như vậy bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành trọn vẹn một trò chơi nào cả. Trưởng thành thật sự khắc nghiệt khiến đam mê của chúng ta dần bị phai mờ trước áp lực của đồng tiền và xã hội. Đôi lúc tôi ước mình có một ngày nghỉ để chơi game trọn vẹn, nhưng tới lúc thật sự được nghỉ, việc đầu tiên tôi muốn làm làm lại là ngủ một giấc cho thật đã để hồi phục năng lượng.

Vì chị em phụ nữ thường không mê game

Anh hùng nào ai qua được ải mỹ nhân. Chính vì thế chị em phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến các anh em game thủ không thể hoàn thành các trò chơi mình đã mua. Nếu như bạn là người đã có vợ thì chắc chắn vợ sẽ thấy rất ngứa mắt khi bạn chơi game. Hoặc về tới nhà là phải lao vào phụ vợ làm việc nhà, nấu cơm. Hay đơn cử nhất là lương hàng tháng do vợ quản, vợ mà không vui thì thú giải trí chơi game của anh em gặp trắc trở ngay.

Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? 

Còn nếu mới chỉ dừng ở mức người yêu thì sao? Mọi chuyện cũng chẳng dễ dàng hơn gì khi rảnh rỗi là bạn phải dành thời gian cho người yêu. Có nhiều người sẽ cho rằng việc từ bỏ đam mê để theo gái là không hay, nhưng theo tôi, đó không phải là từ bỏ hoàn toàn trò chơi điện tử mà chúng ta chỉ đang tạm gác sang một bên mà thôi.

Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng chỉ xoay quanh trò chơi điện tử. Đôi lúc chúng ta cũng cần phải tự biết tạm thời gác lại thế giới ảo để sống một cuộc đời thật sự. Bởi lẽ, dù bạn có là một tay sát gái, đã từng xây dựng nên biết bao mối quan hệ ảo trong game nhưng lại chẳng xây dựng nổi một mối quan hệ thật sự ngoài đời thì thật đáng buồn.

Chị em phụ nữ đôi khi là lý do cản trở việc anh em chơi game, nhưng lại chẳng thể thiếu đi vai trò của họ trong cuộc sống của mỗi người.

Tạm kết

Cá nhân tôi thấy rằng dường như các hãng game đang cố bôi thêm thời lượng của một trò chơi để giữ chân khách hàng, ngoại trừ những tựa game thế giới mở vốn đã xác định sẽ có thời lượng dài ngay từ khi bắt đầu. Việc cố bôi thêm ra nhiều nhiệm vụ phụ, nhiều thứ để “cho” người chơi khám phá, nó hoàn toàn không giúp cho tựa game đó tốt lên. Trái lại, điều đó khiến cho một trò chơi đã bị đi chệch khỏi những gì đã được xây dựng lên từ đầu.

Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? Đâu là lý do khiến chúng ta không hoàn thành hết game đã mua? 

Việc cố tình bôi ra một thế giới tuy rộng lớn nhưng thiếu chiều sâu, rỗng tuếch nó chỉ làm tốn thời gian của game thủ mà thôi. Hiện giờ, nhiều tựa game đang có thời lượng dài một cách vô lý. Điều này gây ít nhiều khó khăn trong trải nghiệm bởi đối với đa số người chơi thông thường, thời gian chơi game của họ không phải là vô tận. Do đó, họ cần những trò chơi có thời lượng vừa đủ, hoặc có những người gần như đã bỏ hẳn thói quen tự tay trải nghiệm để chuyển qua việc xem game trên YouTube cho nó khỏe (dù vẫn mua game đàng hoàng).

Tuy nhiên, bản thân tôi khi lớn lên cũng bắt đầu sinh ra cái tính “cả thèm chóng chán”. Lúc mua game thỉ cứ xuống tiền không cần suy nghĩ, tới lúc chơi mới bắt đầu thấy khó khăn trong việc chơi game nào khi mình chỉ có khoảng 1 tới 2 giờ đồng hồ rồi sau đó phải đi ngủ, hoặc đau đầu lựa chọn trò chơi nào để vừa chơi vừa nhắn tin mà không làm người yêu dỗi.