FRIENDSHIP – Tính năng ra đời từ ý định troll game thủ của NSX Mortal Kombat - PC/Console

Không chỉ mở rộng thêm nội dung của bản gốc Aftermath còn đánh dấu sự trở lại của FRIENDSHIP, thứ đã tuyệt tích từ bản Mortal Kombat 4.

Vì sao FATALITY là đặc trưng của Mortal Kombat?

Nếu như Metroid lấy khám phá làm điểm thu hút, The Legend of Zelda là sự kết hợp hoàn hảo giữa lối chơi và cốt truyện thì Mortal Kombat xem máu tanh cùng tàn bạo chính là đặc sản để thết đãi người chơi. Trong mớ hỗn tạp và kích thích đầy máu me do trò chơi mang lại tất nhiên luôn có một điểm sáng, nơi tập trung mọi ánh mắt đổ dồn về như khi cô người mẫu vơ-đét bước ra chốt hạ show diễn thời trang vậy. Điểm cực độ thu hút đó không gì khác chính là những pha kết liễu rợn người mà mãi về sau các dân chơi Việt mới học được cách phát âm đúng chuẩn cụm từ Phây-ta-li-ti a.k.a FATALITY.

Bất ngờ khi FRIENDSHIP ra đời từ ý định troll game thủ của NSX Mortal Kombat

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về FATALITY, vậy chính xác từ ngữ nghe có vẻ bá khí này là gì? Đó chính là nơi người thắng cuộc sẽ được cung cấp lượng thời gian ít ỏi để hoàn thành tổ hợp phím bấm tương đối phức tạp nếu thành công bạn sẽ thấy đối thủ bị hành quyết theo cách không thể dã man hơn. Vào những ngày này khi công nghệ điện ảnh đã làm mọi thứ trên màn ảnh còn giống thật hơn cả ngoài đời thật thì mấy trò như dùng nón lá sắt xẻ đôi người của Kung Lao hay Sub-Zero thích moi xương sống đối thủ trong Mortal Kombat 11 đã trở nên hơi nhàm. Nhưng thử quay ngược thời gian về quá khứ của 27 năm trước thì đây quả thật là những hình ảnh kinh thiên động địa.

Nói đơn giản thế này, trước năm 1992 game là thứ chỉ dành cho con nít chơi và Ủy ban Đánh giá Phần mềm Giải trí (ESRB) tại Hoa Kỳ là tổ chức chưa bao giờ tồn tại nhưng với sự máu me, bạo lực và đặc biệt là những màn kết liễu FATALITY hết sức tàn nhẫn của Mortal Kombat đã gián tiếp thúc đẩy sự thành lập của tổ chức này. Có lẽ nhiều game thủ sẽ hận chết Mortal Kombat bởi sau năm 1992 họ phải chơi những tựa game đúng theo lứa tuổi của mình và không có bất kỳ cơ hội xé rào nào nhưng xét về mặt tích cực hệ thống phân loại độ tuổi của ESRB đề ra cũng góp phần không nhỏ để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp game vào thời điểm đó.

Mortal Kombat: Lịch sử tràn đầy mỹ học về bạo lực của FATALITY – P.1
Mortal Kombat: Lịch sử tràn đầy mỹ học về bạo lực của FATALITY – P.1
Kể từ ngày được cấp giấy khai sinh, Mortal Kombat và đòn FATALITY của nó chưa có giây phút nào không gắn liền tên tuổi của mình với yếu tố bạo lực.

Nghe kinh khủng và vĩ đại thế nhưng có một sự thật hơi bị tầm phào thế này, đội ngũ sản xuất Mortal Kombat ban đầu vốn chỉ muốn làm ra một tựa game mà hai bên có thể trao đổi sở học một cách thật thượng võ, kẻ thua cuộc bất quá chỉ bầm dập mặt mũi mà thôi. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh khác đã tiến triển qua nhanh, quá nguy hiểm và họ buộc phải tạo ra thứ gì đó thật đặc sắc để trò chơi có thể vượt qua những đối thủ cạnh tranh đáng ghét. Khi được hỏi về kẻ cạnh tranh mà nhóm sản xuất không thể ưa được, Ed Boon – người đồng sáng tạo ra thương hiệu Mortal Kombat, dù không nói thẳng nhưng ai cũng có thể hiểu ông ta đang ám chỉ series Street Fighter của Capcom.

Vì vậy dù thời điểm ban đầu không muốn thấy máu me và chết chóc nhưng cuối cùng Ed cùng các cộng sự của mình cũng phải nghĩ ra mấy trò hơi hạ lưu để câu khách bởi nhóm đã bị hãng game Nhật Bản bức đến sắp điên và nếu cứ làm mọi thứ như thông lệ, sẽ chẳng có bất cứ cơ hội nào cho Mortal Kombat cả.

Khi họ đã thành công họ bắt đầu muốn nghĩ khác

Steve Jobs luôn nhấn mạnh về tư duy “Suy nghĩ khác biệt” lúc mà nhà thiết kế vĩ đại này còn sinh thời. Tất nhiên khi bạn là người sáng tạo ra iPhone và giàu chảy mỡ thì nói cái gì chả đúng nhưng không thể phủ nhận các thiên tài thường có điểm chung là suy nghĩ không giống với người thường. Steve Jobs, Isaac Newton và Ed Boon cũng vậy. Ờ thì Ed Boon là thiên tài hay kẻ cuồng vọng tự luyến vẫn phải xem bạn nhìn nhận sự việc ở mức độ nào nhưng rõ ràng nếu chỉ xét về việc tạo ra dòng MK ông ta hoàn toàn xứng đáng với danh xưng kia. Như một lẽ thường tình, khi các thiên tài đã có đủ danh vọng, địa vị và tiền bạc, họ bắt đầu nổi tên tâm tư phản nghịch, chuyển sang nghịch những trò mà những ngày còn hàn vi không dám làm (hoặc điều kiện kinh tế không cho phép làm).

Bất ngờ khi FRIENDSHIP ra đời từ ý định troll game thủ của NSX Mortal Kombat

Mortal Kombat nổi tiếng vì những màn kết liễu FATALITY hết sức tàn nhẫn tràn đầy máu tanh? Oke, bây giờ anh giàu rồi anh có thể chơi dại mà không sợ thất bại thế nên trong MK2 bộ sậu tại Midway dưới sự ủng hộ nhiệt liệt của Ed Boon đã cho ra mắt hình thức kết liễu mang tên FRIENDSHIP chẳng những không có chút liên quân nào đến đẫm máu bạo lực mà còn rất hài hước hay thậm chí là ngớ ngẩn. Nhân sinh có nhiều kẻ dám nghĩ dám làm nhưng không nhiều trong số đó thành công, Midway thì ngược lại họ dám liều để đạt được thành quả tương ứng. Bên cạnh màn FATALITY kinh điển hết sức tàn nhẫn thì mấy trò ngớ ngẩn trong FRIENDSHIP cũng được thiên hạ ủng hộ nhiệt liệt và trở thành món ăn không thể thiếu trong các phiên bản sau này.

300x250

Johnny Cage là một tên khốn mạnh mẽ, hắn thường khiến đám game thủ lạnh háng bởi pha đấm nổ hai viên bi phía dưới của đối thủ đã trở thành thương hiệu nhưng với FRIENDSHIP gã này sẽ trao cho kẻ thù của mình một bức ảnh có chữ ký. Hay một trường hợp khác cũng quái dị không kém là Kung Lao vốn lừng danh với pha dùng chiếc nón bén ngọt của mình chẻ đối thủ ra làm hai thì biến thân thành David Copperfield khi kéo con thỏ ra khỏi mũ trong một pha ảo thuật hết sức ngớ ngẩn. Tại sao lại có ý tưởng lạ đời như vậy trong một game vốn tôn thờ những giá trị chân thiện mỹ về bạo lực? Không có lửa thì làm sao có khói, thật ra bộ sậu tại Midway không phải ăn no rửng mỡ rồi đi làm chuyện khác người, màn kết liễu FRIENDSHIP thật ra đến từ ý đồ troll thiên hạ của bọn họ.

Bất ngờ khi FRIENDSHIP ra đời từ ý định troll game thủ của NSX Mortal Kombat

Còn nhớ phiên bản đầu tiên đã gây tranh cãi dữ dội bởi trước năm 1992 game là thứ chỉ dành cho con nít chơi và Ủy ban Đánh giá Phần mềm Giải trí (ESRB) tại Hoa Kỳ là tổ chức chưa bao giờ tồn tại nhưng với sự máu me, bạo lực và đặc biệt là những màn kết liễu FATALITY hết sức tàn nhẫn của Mortal Kombat đã gián tiếp thúc đẩy sự thành lập của tổ chức này. Khi Mortal Kombat ra đời nhiều bậc phụ huynh đã chỉ trích trò chơi một cách thậm tệ khiến nhóm phát triển cảm thấy tức giận. Thế là trong MK2 họ đã tạo ra FRIENDSHIP như một cách để “trêu ngươi” những kẻ trước đó rất mạnh mồm rằng cái game này ngoài đấm đá và giết chóc thì làm gì có chút nhân văn nào. Thật ra câu trả lời của đội làm game vẫn không khiến đám anti hài lòng cho lắm nhưng theo ý nghĩa nào đó ít ra họ đã cung cấp một lối thoát để trung hòa bớt tính bạo lực tràn ngập trong trò chơi.

FRIENDSHIP quan trọng cả trong và ngoài game

Đáng tiếc kể từ Mortal Kombat 4 thì phi vụ FRIENDSHIP không rõ vì lý do gì đã bị cắt khỏi trò chơi khiến người ta cảm thấy vô cùng hoài niệm. Sau nhiều biến cố của thương hiệu những tưởng mấy pha kết liễu kiểu chơi khăm như vậy đã mất dấu trong lịch sử của ngành công nghiệp game nhưng bà con đã vô cùng hồ hởi khi Ed Boon từng lấp lửng vào năm 2011 rằng hãy cứ hy vọng biết đâu nó sẽ trở lại trong phiên bản reboot của Mortal Kombat. Hứa thật nhiều thất hứa cũng thật nhiều, người ta đã spam đến mòn cả nút để cày mấy cái trophy quái đản trong game nhưng “tình bạn” cứ chờ hoài chờ mãi không thấy bóng chim tăm cá đâu cả. Đến Mortal Kombat X, lại có chút triển vọng với phân đoạn Cassie Cage dùng điện thoại chụp hình tự sướng khi thực hiện FATALITY nhưng tất cả cũng chỉ dừng ở mức độ đồn đoán.

Bất ngờ khi FRIENDSHIP ra đời từ ý định troll game thủ của NSX Mortal Kombat

Cuối năm ngoái, từng có thông báo không chính thức rằng một thành viên trong nhóm phát triển MK 11 được chẩn đoán mắc hội chứng PTSD. Nguyên do bởi vì tay thiết kế này suốt ngày giam mình trong phòng làm việc để nghiên cứu và thiết kế sao cho các hiệu ứng máu me kinh tởm trong trò chơi ngày càng nặng đô hơn nhưng không vi phạm tiêu chuẩn của ESRB. Đây có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh quan trọng đến các NSX của NetherRealm rằng cái gì mà làm quá thì cũng không tốt và rất có thể đó là lý do họ cho FRIENDSHIP trở lại trong DLC Aftermath. Nhìn chung sau quá trình ngập ngụa những yếu tố bạo lực đỉnh cao, những pha kết thúc FRIENDSHIP trong MK11: Aftermath tỏ ra khá nhí nhố với hoạt cảnh Noob Saibot tự phân bóng làm 3 sau đó những gã này bắt đầu thực hiện bài nhảy dây nghệ thuật với độ khó cao. Kano thì đội chiếc mũ đầu bếp đậm chất hoạt kê và nướng bánh mì kebab bằng ánh mắt laser đầy chết chóc.

Cặp đôi oan gia Sub-Zero cùng Scorpion thì khỏi cần bàn bởi một gã chuyển sang nghề bán kem dạo trong khi tên nhẫn giả địa ngục lại dùng phi tiêu dây xích cùng đòn tấn công đặc trưng (Get over here!) để mang về con gấu bông to đùng. Thực tế Mortal Kombat 11 từng có những ẩn ý về mối quan hệ bạn bè nhưng theo cách rất tối tăm và tởm lợm. Bạn còn nhớ chiếc bánh kem mà thằng hề Joker biếu tặng sẽ khiến người nhận nổ văng đầu khi thực hiện FATALITY chớ? Rõ ràng là tình bạn có tồn tại nhưng từ FRIENDSHIP cho đến FATALITY chỉ giống nhau có một chữ F mỏng manh mà thôi. May thay Aftermath đã mang tình bạn đúng nghĩa trở lại và lần này không còn ai ý kiến về những trò ngớ ngẩn mà các đấu sĩ trong MK thực hiện nữa.