Khi tôi chơi game lịch sử và nỗi niềm “tự nhục” - PC/Console

Nói câu hơi bị nhục là số tư liệu mà tôi học được khi chơi các game lịch sử, có lẽ nhẽ đâu còn nhiều hơn là thời gian mài ass ở nhà mà mở sách ra đọc nữa.

Vào một buổi chiều đẹp trời với nắng vàng như rót mật, trời trong xanh méo một gợn mây và gió thổi hiu hiu phơn phớt… làm cho người ta cảm thấy bản thân chẳng còn một chút xíu động lực làm việc nào, mặc kệ deadline đã dí sát tới mông như lửa cháy thì tôi vẫn cầm điều khiển TV lên mà mở các loại phim kiếm tài liệu quay tay… à nhầm để thư giãn.

Có một bộ anime rất hay mà tôi chưa có dịp xem là Batman Ninja – nói về anh Dơi nhà ta bị dịch chuyển về Nhật Bản thời Chiến quốc, sau đó anh đã chuyển nghề sang trở thành Ninja và làm 1 trận tưng bừng với Joker lúc này đã trở thành lãnh chúa. Batman Ninja là một bộ phim hay, nhưng một điều cực buồn đó là sau khi xem xong nó, tôi chợt nhận ra mình hình như biết hơi bị quá nhiều chỉ thông qua việc chơi game lịch sử – một thứ có vẻ không đáng tự hào cho lắm.

Có ai còn bị lừa khi nghe lời hứa “Modern Warfare không có loot box” của Activision?
Lời hứa lèo “không có loot box” của Modern Warfare còn lừa được ai?
Chỉ trong vòng vài ngày qua, lời hứa "Modern Warfare không có loot box" đã được Infinity Ward và Activision lặp lại hai lần. Bạn có tin không?

Batman Ninja có thể coi như một cái lẩu thập cẩm về các nhân vật trong DC, thời kỳ chiến quốc của Nhật và một đống thứ liên quan tới dòng phim Gundam + Super Sentai… nó khá là hỗn loạn, bựa lòi và cực kỳ hài hước theo đúng kiểu bạn sẽ méo thể biết được cái bộ phim này sẽ đi tới đâu. Tất nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ không review một cái anime đã ra rạp cách đây hơn một năm, mà hãy nói về sự ứng dụng khi chơi game lịch sử tới thực tế cuộc sống (nghe vĩ đại nhỉ).

Trong Batman Ninja thì ngoại trừ việc Batman biến thành Ninja hay Joker trở thành lãnh chúa (Daimyo), mà các ác nhân DC khi xuyên vào thời này cũng tương tự, có một điểm khá hay là những nhà làm phim đã thiết kế và tạo hình cho bọn họ phỏng theo những nhân vật có thật ở thời Chiến Quốc. Thí dụ như Joker là Oda Nobunaga, Deathstroke là Date Masamune… lúc coi cái anime này tôi cũng ngạc nhiên là thế quái nào mình lại biết nhiều thế, mặc dù hầu hết lịch sử Nhật bản thân hoàn toàn là mù tịt.

Trà đá game thủ: Khi tôi chơi game lịch sử và nỗi niềm “tự nhục”

Thực ra việc phát hiện ra những chi tiết liên quan trong Batman Ninja cũng giống như bạn tìm bí mật hoặc Easter egg trong game vậy, đặc biệt có một chi tiết khi Joker bị Batman phục kích và đốt cháy chiến thuyền, nó làm tôi nhận ra ngay đây chính là tái hiện lại cảnh Oda bị đánh lén và chết trong biển lửa ở chùa Honnoji. Thậm chí sau đó người thừa kế cái đống vũ khí mà Joker để lại chính là con khỉ đột Gorilla Grodd, nó y chang như lịch sử Chiến quốc khi mà Toyotomi Hideyoshi (người tiếp nối Nobunaga) cũng có biệt hiệu là “Saru” (khỉ).

Từ cái anime này tôi nhận ra mình biết nhiều lịch sử về Nhật hơn bình thường, ngẫm nghĩ lại một lúc thì nó hầu như hoàn toàn đến từ những game lịch sử mà bản thân từng chơi. Nếu như bạn để ý thì sẽ thấy rất nhiều game của Nhật nói về thời chiến quốc, chỉ cần dạo qua một phát sẽ có là hàng đống thí dụ như: Sengoku Basara, Samurai Warriors, Shogun: Total War, Nobunaga’s Ambition, Nioh, Onimusha hay kể cả là một cái game 18+ như Sengoku Rance…

Tất nhiên mấy cái thứ này không thể nào dạy bạn về lịch sử như tài liệu chính thống được, nhưng ít nhất là nó cũng nhồi được vào đầu người chơi vài cái tên phổ biến đặc biệt, như giờ hỏi Oda Nobunaga là ai thì hầu hết game thủ nếu có từng trải nghiệm qua Samurai Warriors hay Sengoku Basara chắc chắn sẽ biết và còn biết mạnh là đằng khác. Nó mạnh mẽ tới mức trở thành thương hiệu không thể nhầm được, như lúc tôi nhìn thấy Joker trong Batman Ninja biết ngay thằng cha này đang cosplay ai rồi.

Samurai Warriors: Spirit of Sanada

Ở đây chúng ta không bàn về việc học hành trong game lịch sử hay những thứ gì khác tương tự, mà vấn đề ở chỗ thực ra ngay trong những game mà bạn chơi hằng ngày cũng có rất nhiều sự kiện có liên quan tới Việt Nam mà chúng ta không để ý. Chả cần đi đâu xa hãy nói tới tựa game Romance of the Three Kingdoms 14 sẽ ra mắt vào năm sau, trong một số tấm artwork của nó có nói tới một nữ anh hùng của Việt Nam đó là Triệu Thị Trinh hay Bà Triệu như chúng ta đều biết.

Nó làm tôi nhớ lại lúc mình cày cuốc điên cuồng Total War: Three Kingdoms cách đây không lâu, thậm chí là vừa chơi vừa mò lên mạng đọc hết tiểu sử và tên của các tướng dạng huyền thoại thời Tam Quốc để xem xét nên bắt Pokemon ra sao cho hiệu quả. Khi chơi Total War: Three Kingdoms thì tôi rất thích chọn Đông Ngô vì nó có khởi đầu dễ nhất, nhưng chưa bao giờ có mảy may nghĩ rằng ở thời điểm đó thì cũng đang xảy ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại quân xâm lược.

Trà đá game thủ: Khi tôi chơi game lịch sử và nỗi niềm “tự nhục”

Cái này thì chắc khá nhiều người cũng không để ý, đó là khi Tôn Quyền sau khi xưng đế và lập ra nhà Đông Ngô thì lúc đó Việt Nam (hay lúc đó gọi là Giao Chỉ) cũng bắt đầu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vào năm 248. Kể cả nói trên tư cách một game thủ, thì khi chơi một game lịch sử Total War: Three Kingdoms tôi chưa hề mảy may nghĩ tới đất nước mình cũng từng tạo ra một sự kiện rất hoành tráng vào thời gian này.

Lại nói tiếp về Romance of the Three Kingdoms 14 thì nếu bỏ qua vấn đề tạo hình, thì chỉ số của Bà Triệu trong game khá là quái thai, khi mà nữ anh hùng của chúng ta có số điểm thấp lẹt đẹt ở phần chính trị, điều chắc chắn không thể xảy ra với một người từng nói những câu ngầu lòi kiểu như: “Cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ…”.

Tất nhiên với những lập trình viên của Romance of the Three Kingdoms 14, thì cũng khó mà yêu cầu họ biết sử Việt để mà đưa Triệu Thị Trinh vào game sao cho nó chính xác 100%. Nhưng nó khiến cho người viết cảm thấy hơi bị xấu hổ và tự nhục, đó là tại sao mình lại có thể biết về thời chiến quốc của Nhật qua mấy cái game lịch sử đã chơi, mà chưa bao giờ nghĩ về những sự kiện tương tự tại chính đất nước của mình.

Khi tôi chơi game lịch sử và nỗi niềm “tự nhục”

Tại sao một game thủ lại có thể biết nhiều về thời Chiến quốc của Nhật nếu không phải vì chơi các game lịch sử một cách thường xuyên, tính đơn giản thì ngay từ lần đầu trải nghiệm Sengoku Basara tới hiện tại cũng nhõn gần 10 năm rồi, một quãng thời gian quá dư thừa để các nhân vật hay sự kiện được nhồi nhét vào đầu bạn. Các thông tin kiểu này lặp đi lặp lại tới mức khiến bản thân game thủ bị ép phải học thuộc lòng luôn dù muốn hay không, điều đó cũng cho thấy văn hóa cũng có thể bị xâm lấn theo nhiều cách chứ không nhất thiết bằng tài liệu chính thống.

Có thể một ngày nào đó, Việt Nam cũng sẽ có một game lịch sử thật sự hay và nó đủ tầm để khiến mọi người học tự nguyện thuộc lòng, để các game thủ như tôi không bao giờ cảm thấy “tự nhục” nữa. Có lẽ cái ngày đó vẫn còn lâu lâu lắm mới có thể thành hiện thực, nhưng hi vọng và mơ ước thì chắc chắn không bao giờ là sai cả đúng không nào.