Microtransactions vẫn là nguồn thu chủ yếu của PlayStation

Trong buổi công bố lợi nhuận vừa qua của Sony nhiều game thủ đã phải choán váng trước lợi nhuận khổng lồ mà microtransactions mang lại.

Các bạn có thể cảm thấy khó chịu với việc các tựa game tích hợp microtransactions vào bên trong nhưng sau khi xem bản báo cáo tài chính của Sony thì các bạn sẽ dễ dàng hiểu tại sao họ làm vậy.

microtransactions

Sơ đồ cho thấy lợi nhuận khủng khiếp mà microtransactions mang lại

Trong báo cáo tài chính của Sony về lợi nhuận từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020 hé lộ rằng 41% lợi nhuận của hãng đến từ DLC, microtransactions và những giao dịch trong game khác. Tổng số tiền họ thu về được từ các nguồn này lên tới 2.29 tỷ đô.

Trong khi đó lợi nhuận từ việc bán phần mềm, game dạng vật lý của họ chỉ vỏn vẹn có 350 triệu đô tức chỉ chiếm 6% lợi nhuận. Phần cứng thì họ thu về 520 triệu đô. Riêng mảng phân phối game Digital hiện đang có những bức phá chóng mặt khi chiếm tới 24% tổng doanh số tương đương 1.37 tỷ đồng.

microtransactions

Chính nguồn lợi nhuận đó là nguyên nhân nhiều hãng game ra mắt DLC liên tục

Có thể nói việc tích hợp microtransactions vào trong game rất dễ khiến game bị mất cân bằng khiến nhiều game thủ cảm thấy bức xúc đã lâu. Do để có sức hấp dẫn khiến các game thủ chịu chi tiền thì các món item được bày bán phải có sức ảnh hưởng nhất định lên gameplay điều này phần nào gây ức chế tới các game thủ không có điều kiện mua các sản phẩm trên. Về phía DLC thứ được game thủ dễ dàng chấp nhận hơn do nếu biết tận dụng đúng hoặc chỉ dùng để mở khóa ngoại truyện,… thì các game thủ vẫn sẽ móc hầu bao ra để có thể tận hưởng trọn vẹn tựa game yêu thích. Cả hai thứ này đều được mệnh danh là khá hút máu nhưng lại đang góp phần lớn trong việc hỗ trợ các hãng game kiếm thêm lợi nhuận rồi duy trì các hoạt động của mình (con số trên là của Sony còn các studio game mức thu về sẽ thấp hơn). Thậm chí DLC còn là cứu cánh để các tựa game không chạm mốc 70$ trong thời gian sắp tới.