Nhìn lại series Rance, game khâm diêu lâu đời nhất lịch sử

So sánh một một con game sếch với hai dòng game huyền thoại thì có hơi báng bổ một tí, nhưng Rance quả thực là một thương hiệu trường thọ.

Cuối năm ngoái, cộng đồng game thủ thích game HAY đã phát cờ hò reo khi nghe tin công việc dịch thuật cho Rance IX: The Helmanian Revolution từ tiếng Nhật sang tiếng Anh đã hoàn thành. Ủa mắc gì phải mừng như vậy với một cái game 210 được dịch sang tiếng Anh nhỉ? Thời này game khâm diêu nó nhiều vô kể, chưa nói tới việc hàng ngàn con người thiện lành sẵn sàng bỏ công góp sức biến các câu thoại Nhật Bản thành ngôn ngữ bản địa ở nước họ. Thế thì Rance là cái của khỉ gì mà lúc nó được dịch sang tiếng Anh thì cộng đồng mê game HAY lại hào hứng như vậy?

Đầu tiên cốt truyện của nguyên cái series Rance hết sức đơn giản. Như Mario thì đi cứu công chúa, Sonic thì chạy lòng vòng thu thập mấy cái nhẫn, còn đám nhân vật trong Final Fantasy thì suốt ngày nói đạo lý. Rance của AliceSoft là câu chuyện về một gã xấu xa suốt ngày rình rập tấn công chị em phụ nữ? Nhưng bạn có biết cái game khâm diêu tưởng chừng rất chi là đơn giản này đã có tuổi đời gần 30 năm? Kể cũng lạ hen, 210 là thể loại game nhiều người thích nhưng lại mau quên và cốt truyện toàn chịch xoạc lại sống dai như vậy thì chắc series Rance phải có gì đó đặc biệt lắm.

Rõ ràng dưới cái danh hiệu “game người nhớn” của mình, Rance thực sự là một series rất chất lượng mà bạn nên biết và chơi khi đã đủ 18 tuổi. Tôi chỉ khuyên vậy thôi chứ tôi biết câu cảnh báo trên 18 tuổi này nó vô dụng vl` nhưng vẫn phải nói cho nó đủ thủ tục. Giờ thì hãy cùng tôi khám phá lý do tại sao Rance nó lại sống dai như vậy nhé!

Có tuổi thọ không thua kém Mario, Zelda hay Final Fantasy

So sánh một một con game sếch với hai dòng game huyền thoại thì có hơi báng bổ một tí nhưng nếu bỏ qua vụ thể loại game thì Rance là một thương hiệu khá trường thọ. Khởi đầu từ một tựa game text adventure đơn giản có tên Little Princess. Trò chơi này được phát hành vào năm 1987 trên hệ máy PC-98 thế nên nó chắc chắn là già hơn không ít khán giả của tôi rồi. Dĩ nhiên với tuổi đời như thế Rance hoàn toàn có thể so kè tự do về độ lão làng cùng Mario, Zelda hay Final Fantasy. 

Một điều thú vị khác về Rance chính là thương hiệu này giữ chân được khá nhiều cựu chiến binh, tức những người đã tham gia phát triển tựa game này ngay từ lúc ban đầu cho đến nhiều phiên bản sau này. Trong đó trường hợp nổi bật nhất có lẽ là lập trình viên Kazufumi Tada hay thường dân mê game khâm diêu biết đến với nickname “TADA”. Người đang giữ chức phó chủ tịch tại AliceSoft đồng thời là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp game người lớn.

Trở lại với trò chơi lão làng của ngày hôm nay thì ban đầu thật ra Little Princess và Rance không có liên hệ gì với nhau hết trơn á. Nhưng trong quá trình phát triển của series Rance, nhóm sản xuất game đã nhận ra rằng họ có thể đưa cốt truyện Little Princess vào thế giới Rance và giúp nó trở nên nhân văn hơn rất nhiều. Và thế là họ thay đổi cốt truyện Little Princess để biến nàng công chúa nhỏ trong tựa game gốc trở thành “Demon King” trong thế giới của Rance. Tuy nhiên ngay cả khi không tính gộp Little Princess thì series Rance cũng đủ lão làng bới lúc phiên bản đầu tiên mang tên Hikari o Motomete hay The Quest for Hikari ra mắt thì cũng đã cách đây 33 năm rồi á. 

Một tựa game JRPG khâm diêu hoàn chỉnh và hấp dẫn

Đầu tiên, bạn cần biết rằng Rance là một trong những series game JRPG lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Càng đáng quý hơn là cái game này dù rất được ưa thích nhưng nó đã chấp nhận kết thúc một cách viên mãn, chứ không cố gắng bôi vẽ thêm nội dung cho dài để ăn tiền như nhiều kẻ nào đó. Thông qua phiên bản cuối cùng mang tên Rance X: Showdown ra mắt vào tháng 2/2018, toàn bộ nội dung của series đã chính thức kết thúc một cách viên mãn và hoành tráng. 

Có thể bạn chưa nghe qua trò chơi này chỉ vì bạn gà chứ không phải bạn trong sáng, nhưng nó sở hữu kịch bản cực kỳ hoành tráng và thuộc dạng top game có cốt truyện chi  tiết nhất thế giới. Lấy gì chứng minh ư? Hãy xem Rance X: Showdown, chỉ riêng file text chứa lời thoại và kịch bản của game đã nặng hơn 8MB rồi đó. Một file text hơn 10 ngàn từ cũng chỉ vài trăm KB là hết cỡ, làm cái so sánh nhẹ chắc bạn hiểu file text mà có dung lượng hơn 8MB thì nó khiếp cỡ nào rồi hen. 

Do chỉ có ngôn ngữ tiếng Nhật nên ban đầu game không được phố biến nhưng nhờ các phiên bản tiếng Anh của nhà phát hành MangaGamer, game thủ thế giới có thể thưởng thức series này một cách dễ dàng. Tuy nhiên do tất cả các phiên bản của series đều có kịch bản dài và chi tiết, việc dịch thuật chúng trở nên gian nan và tốn thời gian khá nhiều. Trong trường hợp Rance IX được nhắc tới ở đầu video, text gốc của game đã được dịch thuật hoàn tất từ tận tháng 8 năm 2018 nhưng phải đến tháng 12/2021, việc biên tập mới hoàn thành. 

Hiện tại, MangaGamer đang thực hiện các công đoạn còn lại trước khi chính thức phát hành Rance IX: The Helmanian Revolution bản tiếng Anh. Tuy nhiên có lẽ chúng ta phải chờ đến 2023 để được thưởng thức trò chơi. Từ giờ đến khi đó thì hãy nhìn lại những ngày đầu tiên của series này. Phiên bản Rance đầu tiên được tạo ra bởi công sức rất lớn của TADA khi ông thành lập studio Alicesoft vào năm 1989 và đóng góp một phần vào kịch bản của game Rance: The Quest for Hikari. Đây là khoảnh khắc đặc biệt vô cùng quan trọng với ngành game người lớn của Nhật Bản và thế giới.

Khi trò chơi đã chứng minh rằng game 18+ không nhất thiết chỉ có những cảnh chịch xoạc thô thiển để kích thích game thủ rút khăn giấy càng nhanh càng tốt. Ai nói game haiten thì không được nhân văn, ai nói game khâm diêu thì không có quyền sâu sắc? Rance đã cho cả thế giới thấy rằng một game 18+ nếu muốn vẫn có thể sở hữu cốt truyện sâu sắc, lối chơi hấp dẫn và sẽ được cộng đồng game thủ đón nhận rất nhiệt tình. Hơn cả một game người lớn, Rance đã thiết lập một chuẩn mực mới cho các nhà phát triển game tại Nhật Bản noi theo. 

Trò chơi này là sự kết hợp các yếu tố nhập vai với giao diện theo phong cách của game phiêu lưu, một thể loại rất được ưa chuộng thời bấy giờ. Trong những bài phỏng vấn sau này của mình, TADA nói nhóm sản xuất muốn để cho game thủ khám phá thế giới trong trò chơi thông qua các menu. Trong khi những cuộc hội thoại lại được thể hiện bằng text và khung hình của các nhân vật. Hình thức này thậm chí vẫn còn được sử dụng mãi cho đến ngày nay. Bạn có thể nhận ra phong cách này khi trải nghiệm các game đàng hoàng của Nhật như series Neptunia của Compile Heart, dòng game Ys hay Trails của Nihon Falcom.

Giải thích cho lý do mà phong cách làm game trên được ưa chuộng thì có khá nhiều, nhưng có hai thứ rõ ràng nhất. Một là vấn đề đầu tiên khi nó rất… rẻ tiền, cóc cần tốn sức ngồi vẽ ra một đống animation hay làm motion capture chi cho cực. Chỉ cần một số hình vẽ 2D được chỉnh sửa phù hợp rồi thêm text vào là ta có ngay cái khung để từ đó muốn bao nhiêu cuộc hội thoại cũng được. Yếu tố thứ hai là tính cá nhân hóa của từng nhân vật. Bây giờ nhân vật có thể thoải mái biểu hiện cảm xúc khi trò chuyện nhưng vào năm 1989, làm thế mà không bị tăng dung lượng của game thì rất ư là nan giải.

Cho tới khi nhóm của TADA nghĩ ra cái mánh lới này thì các NSX khác như được khai sáng một hướng suy nghĩ mới. Cách làm của Rance cho phép trò chơi nhấn mạnh vào tính cách của các nhân vật,đồng thời tăng cường mức độ chi tiết của thế giới trong game thông qua lời mô tả cũng như trí tưởng tượng của game thủ. Rance: The Quest for Hikari cho đến Rance X: Showdown, AliceSoft đều sử dụng biện pháp này với mỗi phiên bản tập trung vào một phần nhỏ của thế giới trong game.

Nhân vật chính đặc sắc nhưng hắn không phải là người hùng

Nhân vật chính cùng tên trong series Rance là hình tượng hoàn toàn tương phản với kiểu người hùng phổ biến trong game vào thời đó. Main trong game không hề trẻ theo tiêu chuẩn của anime và manga. Để làm so sánh thì Dai trong Dragon Quest đi chống đối cha mình và giải cứu thế giới năm 12 tuổi. Rei và Asuka của Evangelion đánh bại các sứ đồ năm 14 tuổi. Còn Rance thì sao? Cốt truyện của cả series cho thấy tuổi tác của anh chàng kéo dài từ 18 đến khi gần 30. 

Đó là còn chưa tính đến cái khoản anh ta cũng méo giống tí nào với hình tượng người hùng ngây thơ nhưng can đảm, trong sáng nhưng vụng về mà bạn có thể bắt gặp trong rất nhiều các manga, anime shōnen. Dai là một cậu bé trong sáng thì Rance là kẻ khốn nạn. Nhưng cậu trai trong shōnen manga thường vui tính, tốt bụng và hào hiệp thì hắn ta là tập hợp của những tính xấu như tự mãn, ích kỷ, thô lỗ, và có phạm trù đạo đức dao động liên tục từ mức đáng ngờ đến đáng đem đi xử bắn. 

Nếu dùng tiêu chuẩn của Dungeons & Dragon để đo lường tính cách của Rance thì hắn ta thuộc dạng từ chaotic neutral đến neutral evil chứ không thể nào cao hơn một tí tẹo nào. Dù không phải là một kẻ xấu xa thuần túy, nhưng Rance chỉ làm “chuyện tốt” nếu nó phù hợp với lợi ích của bản thân. Chứ còn khuya gã mới ưa thích xả thân vì nghĩa. Nói một cách văn vẻ thì Rance chưa bao giờ có suy nghĩ sẵn sàng đặt bản thân vào hiểm nguy để giúp đỡ người khác như kiểu mà các người hùng chính hiệu trong anime & manga hay làm.

Với cá tính ích kỷ này cộng thêm việc là nhân vật chính của một dòng game người lớn, bạn sẽ bắt gặp những tình huống có thể khiến Rance phải ngồi tù rục xương trong thế giới hiện đại. Không ít tình huống còn gây tranh cãi cực lớn trong cộng đồng fan hâm mộ Rance, nhưng rất may là không có tình tiết nào đủ nghiêm trọng đến mức lôi kéo sự chú ý của cánh truyền thông nước ngoài. Đó là điều vừa may mắn vừa xui xẻo cho AliceSoft bởi nếu tạo ra tranh cãi dữ dội từ truyền thông phương Tây có khi họ đã thành đại gia như cách mà Illusion tận dụng cái game Rapelay năm nào.

Nhưng bỏ qua vụ đó thì những game thủ tinh ý vẫn có thể nhận ra Alicesoft đã tạo sự khác biệt rất rõ ràng giữa nhân vật chính Rance và những “kẻ ác phổ thông” trong game. Những kẻ địch của Rance cũng sẽ chiêu đãi game thủ bằng các hoạt cảnh 18+ của riêng mình, nhưng chúng tập trung vào việc gây ra sự khổ sở và cảm giác đau đớn cho nạn nhân hơn là tìm kiếm niềm vui khi được thỏa mãn. Như vậy xem ra bị một đám quỷ yêu hấp diêm liên tục nhằm làm ô uế thân thể và phá hủy tinh thần thì vụ miễn cưỡng abcxyz với Rance coi như còn nhân văn chán. 

Trong rất nhiều nhiều tựa game người lớn, để game thủ có thể dễ “nhập vai”, nhân vật chính thậm chí còn không có mặt mũi chứ đừng nói tới tính cách. Điều này không hề đúng với series Rance bởi Alicesoft đã bỏ nhiều công sức khi thiết kế nhân vật chính. Thậm chí thằng cha này còn được cải thiện tính cách lẫn phẩm chất theo thời gian. Game thủ có thể nhận ra điều này rõ nhất thông qua mối quan hệ của anh ta với Sill Plain, cô bé đáng thương đi cùng Rance từ phiên bản đầu tiên. Hay Shizuka Masou xuất hiện từ phần 2 của series. Trong cảnh nóng với các nhân vật này, game thủ có thể nhận ra Rance đã thay đổi từ thỏa mãn dục vọng sang tình cảm chân thật.

Và chốt hạ câu chuyện bằng lối chơi cực kỳ cuốn hút

Về mặt cơ chế gameplay, Alicesoft chưa từng tiết kiệm chút công sức nào trong quá trình tìm kiếm sự cải tiến cho những tựa game của mình. Bạn gần như không thể nào tìm được hai con game Rance giống nhau hoàn toàn về lối chơi. Cụ thể nếu Rance: The Quest for Hikari kết hợp nhập vai với text adventure thì Rance II: The Rebellious Maidens đột ngột trở thành một game chui hầm ngục chuẩn không cần chỉnh. Rance 5D: The Lonely Girl thì mang đậm nét của các trò cờ bàn phương Tây, còn Rance VI: The Collapse of Zeth thậm chí trở thành game góc nhìn thứ nhất.

Rance IX: The Helmanian Revolution là một tựa game nhập vai chiến thuật, trong khi Rance X: Showdown, phần chốt hạ cho cả series lại được mô tả là “great war RPG” khi kết hợp giữa thẻ bài với một chút thú vị của yếu tố chiến thuật. Nhưng dù thuộc thể loại nào, dòng game Rance luôn nhận được lời ngợi khen từ phía game thủ. Chất lượng của chúng có thể cao thấp không đồng đều, nhưng nhà phát triển Alicesoft luôn cố gắng làm mới series Rance hết khả năng để game thủ không thấy nhàm chán dù lần nào cũng là một cái game haiten. Đáp lại sự chuyên nghiệp và tận tâm với nghề của NSX, game thủ lúc nào cũng ủng hộ series này dù chất lượng của game đôi khi không được như họ trông đợi.

Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua việc phiên bản được coi là kém nhất về lối chơi là 5D cũng có rất nhiều fan. Bởi lối chơi được gọi là “roulette RPG” phụ thuộc rất nhiều vào may rủi của nó không được game thủ đại chúng ưa thích nhưng lại làm hài lòng các tay chơi khoái món board game và xúc xắc của phương Tây.

Lời kết

Vì tất cả những lý do trên như một nhân vật chính có tính cách độc đáo dù rất bỉ ổi đê tiện, một lối chơi hấp dẫn dù phong độ có lúc thiếu ổn định, một cốt truyện hoàn chỉnh nhân văn sâu sắc dù chỉ là game khâm diêu. Tôi cho rằng dòng game Rance là một series mà bạn nên chơi thử hết tất cả các phiên bản nếu điều kiện cho phép. Ngay cả khi không hứng thú với những cảnh nóng trong game, bạn cũng hoàn toàn có thể tìm được sự hài lòng khi thưởng thức lối chơi và cốt truyện của một game 210 nhưng sao nó lại nhân văn thế này.

Bạn thấy bài viết này thế nào:
UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Kênh Tin Game Channel vào 12h00 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.

Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.

Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Kênh Tin Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?