Với các tựa game hiện nay, DLC (phần mở rộng) đã không còn xa lạ đối với game thủ, đây chính là phần mà các nhà sản xuất game kiếm lời được rất nhiều vì nó đem lại trải nghiệm đầy đủ về tựa game mà người chơi đang theo đuổi. Nhưng một số nhà sản xuất lại đem phần DLC này ra để “kiếm chác” hơn là việc đem lại trải nghiệm cho người chơi, chính vì vậy mà việc gây tranh cãi thường xảy ra với các kiểu DLC mở khóa trang phục hay nhân vật, khiến người chơi phải bỏ một lượng tiền có vẻ nhiều hơn so với lượng nội dung chẳng bõ bèn nhận được.
Cùng chúng tôi tìm hiểu các loại DLC thường được nhà sản xuất làm ra để “hút máu” người chơi nhé.
DLC dạng pay to win
Cày cuốc là điều đại đa số game thủ đều làm trong các tựa game, họ sẽ mở khóa được những kĩ năng mới hay vũ khí mới bằng chính công sức của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư thời gian của mình để cày cuốc mà thay vào đó, họ sẵn sàng chi tiền để có được thứ mình theo đuổi. Lúc đó sự chênh lệch giữa cày cuốc và trả tiền là khá biệt rất lớn. Ví dụ cụ thể của loại DLC pay to win này là gói Ultimate Shortcut của Battlefield 4 chẳng hạn, nó cho phép người chơi trả tiền để có được mọi vũ khí tối tân nhất trong game.
DLC dạng trả tiền thêm để được chơi đầy đủ
Đây là một dạng DLC khá khó chịu và nhận được rất nhiều gạch đá từ cộng đồng vì cách vận hành có phần “tham lam” của nhà phát hành. Bạn hãy tưởng tượng rằng mình vừa mua một tựa game về chơi, nhưng chơi giữa chừng thì phải trả tiền mua DLC nếu muốn unlock toàn bộ nội dung của trò chơi. Một số tựa game có loại DLC này là: Dragon’s Dogma, Resident Evil 5, Soul Calibur, Beautiful Katamari và Street Fighter X Tekken. Theo cộng đồng game thủ thì họ cực kì ghét nhà phát hành làm game theo kiểu như thế này, nó sẽ khiến cho người chơi cảm giác như bị lừa vậy.
DLC có nội dung quan trọng của cốt truyện
Dạng mở rộng này có hình thức là cắt xén nội dung chính của tựa game đó, rồi bán theo DLC riêng để người chơi có thể trải nghiệm thêm. Nhưng những nội dung này đa phần có nguồn gốc từ bản chính thức chứ không phải là dạng mở rộng được bán thêm như thế này. Chính vì vậy những DLC này cũng bị gạch đá khá nhiều, có thể thấy được ở tựa game Destiny với bộ DLC The Taken King. Bộ DLC này được cho là lấy nội dụng vốn định sẵn của việc phát triển game Destiny.
DLC lớn chứa DLC nhỏ
Đây là ý tưởng kinh doanh kinh điển của hãng Electronic Art, mặc dù là vậy nhưng hãng vẫn chiếm được đại đa số tình cảm của người chơi. Họ vẫn không hề tiếc tiền để chi cho các khoản nhỏ trong 1 DLC đã mua trước đó. Hình thức này có thể xem là “hút máu” cực mạnh từ nhà phát triển, nhưng nó lại không bị ném đá quá nhiều, có lẽ là do niềm đam mê của game thủ là quá lớn.
Còn tiếp...