Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống - PC/Console

Những đại dịch zombie trong phim hay game kinh dị thực ra lấy cơ sở những tư liệu có thật, chỉ là ngoài đời nó chưa tới mức quá nặng nên bạn chưa biết đến.

Đầu tiên, đây là những kiến thức khoa học về ký sinh trùng và dịch bệnh trong tự nhiên, vì thế bạn vui lòng không ăn uống khi xem bài viết này vì nó khá… tởm lợm. Thực ra đại dịch zombie ngoài đời thật diễn ra khá nhiều và trong thế giới ký sinh trùng nó khá phổ biến, chỉ là nó ít liên quan đến con người hoặc tác hại không “hoàn mỹ” như các dịch zombie trong phim và game.

Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống

Một số virus, ký sinh trùng ngoài đời thực là cảm hứng cho câu chuyện về zombie

Nhưng dù sao thì nó vẫn rất thú vị khi tìm hiểu. Hãy cùng xem những tư liệu nào đã gợi cảm hứng cho các nhà viết kịch bản của những tác phẩm về đại dịch zombie nhé.

Bệnh dại – căn bệnh gần với virus gây ra đại dịch zombie nhất

Đã có rất nhiều ý kiến thắc mắc rằng bệnh dại có khả năng biến thành một đại dịch zombie hay không. Căn bản vì biểu hiện của căn bệnh này rất khớp với cách lây lan của các zombie được mô tả trong game và phim.

Bệnh lây qua các vết cào, cắn làm dây dịch cơ thể của nguồn bệnh sang người lành khiến vi khuẩn được lan truyền. Người bệnh sẽ dần hóa điên và cuối cùng là mất hết ý thức trở nên hung bạo cắn xé điên loạn những ai ở gần.

Có thể nói bệnh dại trùng khớp với zombie đấn 90% và có thể chắc chắn rằng nó chính là nguồn cảm hứng chính để sáng tác ra triệu chứng cũng như cơ chế lây nhiễm của zombie. Tuy nhiên bệnh dại hiện tại khó có thể trở thành một đại dịch kiểu zombie có thể hủy diệt nhân loại. Mặc dù nó vẫn rất nguy hiểm có thể gây chết người và khi đã phát bệnh thì không có thuốc chữa (vắc xin chỉ có tác dụng khi bệnh ở giai đoạn ủ chưa phát) nhưng vẫn có một số yếu tố khiến nó không thể lan rộng.

Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống

Chó là tác nhân chính lây bệnh dại sang người nhưng dơi lại là kẻ phân phát virus đi xa

Đầu tiên là con người đã biết và nghiên cứu rất lâu về nó, các biện pháp về y tế như tiêm vắc xin sớm, cách ly bệnh, có thể ngăn ngừa bệnh lây lan một cách hiệu quả. Mặt khác bệnh dại là bệnh ác tính, nó giết chết vật chủ nhanh chóng sau khi phát bệnh nên người mang bệnh không có nhiều thời gian để lây lan hay đi lang thang như zombie. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu bệnh dại bùng phát ở những thế kỷ trước khi y học chưa phát triển hoặc chẳng may bệnh dại có thể lây qua không khí thì có thể nó là một đại dịch khủng khiếp thực sự.

Bệnh giun Guinea – Ký sinh trùng điều khiển con người như thế nào?

Con người là một thực thể thông minh, vì vậy một ký sinh trùng điều khiển được hành vi của con người là điều có thể bạn chưa bao giờ ngờ tới. Tuy nhiên, thực sự có loại bệnh như thế và ký sinh trùng này là giun Guinea, một loại giun sán ký sinh.

Bệnh giun Guinea xuất hiện ở những quốc gia nghèo nhất quả đất, nơi con người không tiếp cận được nguồn nước sạch. Nó chỉ lây duy nhất qua đường nước uống khi con người uống nước ở ao hồ chưa được làm sạch có chứa rệp nước, một sinh vật nhỏ sống trong nước tự nhiên. Ấu trùng giun Guinea chỉ có thể sống trong 3 tuần nhưng nếu bị rệp nước ăn vào chúng có thể sống đến 4 tháng. Khi vào cơ thể, con giun Guinea sẽ chui qua thành bao tử hoặc thành ruột vào trong ổ bụng và bắt đầu phát triển, giun đực sau khi giao phối sẽ chết ngay và giun cái sẽ bắt đầu dài ra (có khi đến hơn 1 mét) và di chuyển xuống chi dưới của vật chủ. Khi trứng đã sẵn sàng, con giun Guinea cái sẽ thò đuôi ra ngoài cơ thể người bệnh bằng cách tạo 1 bọng nước nhỏ ở gần bàn chân và khi bọng nước vỡ sẽ lộ cái đuôi ra ngoài.

Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống

Loại bỏ gium Guinea là một quá trình khá đau đớn khi phải kéo con vật ra ngoài một cách từ từ

Bạn đang tự hỏi việc kiểm soát hành vi vật chủ ở đâu, đây chính là phần hay ho. Khi con giun Guinea thò đuôi ra ngoài các chất tiết của nó sẽ làm chỗ thò ra ngoài đau đớn và nóng rát. Chính cảm giác này khiến người bệnh phải tìm một chỗ nước để ngâm chân xuống cho đỡ cảm giác đau và nóng, trứng giun sẽ phát tán vào chỗ nước đó và bắt đầu vòng đời mới. Nói một cách ảo diệu là con giun Guinea điều khiển hành vi của vật chủ một cách đơn giản là tạo ra sự bỏng rát ép vật chủ phải ngâm chân xuống nước tạo điều kiện cho nó phát tán trứng của mình.

Leucochloridium – Ốc zombie

Nếu phần trên làm bạn thấy kinh hãi vì độ ghê tởm của ký sinh trùng, bạn nên mừng là loài người không phải là loài bị ảnh hưởng quá nặng bởi các loại ký sinh, ít ra là về mặt tởm lợm. Và đây là phần chính mà Mọt khuyến cáo không nên xem khi ăn uống: Leucochloridium hay còn gọi là dịch Ốc zombie.

Ốc nước ngọt là loài sinh vật khá… mất vệ sinh khi nhiều loài sống trong ao tù bùn lầy, những nơi lý tưởng cho các ký sinh trùng ẩn nấp. Nhưng trường hợp của loài này cho thấy một sự thao túng trí não vật chủ khá đặc biệt.

Đôi mắt thật… mơ huyền

336x280

Leucochloridium là một ký sinh trùng thuộc loài giun dẹp, vòng đời của nó di chuyển giữa ốc nước ngọt và chim. Trứng của loài này tồn tại trong phân chim và những con ốc sên bò trúng (để ăn) những bãi phân này sẽ bị nhiễm ấu trùng. Leucochloridium phát triển sang giai đoạn 2 trong cơ thể con ốc và chiếm 1 hoặc cả 2 “ăng-ten” của con ốc làm nó phình to lên.

Điều này can thiệp vào khả năng cảm sáng của con ốc và ấu trùng “lái” con sốc sên đi theo hướng nó muốn và trái ngược với hình vi thường thức của loài ốc sên. Con ốc bị nhiễm sẽ bò lên những vị trí cao, nhiều ánh sáng cộng với sự “nhún nhẩy” đầy màu sắc của con ấu trùng khiến nó trở thành con mồi quá dễ thấy với lũ chim. Khi con ốc bị chim ăn thịt, ấu trùng Leucochloridium sẽ phát triển đến giai đoạn trưởng thành và giao phối trong hệ tiêu hóa của con chim rồi thả trứng qua đường phân chim để tiếp tục vòng đời mới.

Những game tởm nhất mọi thời đại - P.10: Thrill Kill
Thrill Kill là tổng hợp của một cái nhà thương điên theo phong cách Mortal Kombat, với tất cả những thứ điên rồ nhất mà con người có thể nghĩ tới.

Việc điều khiển con ốc như zombie của Leucochloridium đã khiến nó trở thành một ví dụ điển hình của zombie, khi virus điều khiến hành vi của vật chủ một cách phức tạp. Câu chuyện này sau đó được ghi trong một tài liệu có thể tìm thấy trong Resident Evil 4. Nghe thì hay đấy, nhưng nhìn hình với video tư liệu về con ốc thì thật sự… tởm lợm.

Cordyceps – Nấm hủy diệt

Với sự nổi tiếng của The Last of Us, nấm Cordyceps được biết đến rộng rãi trong cộng đồng game thủ như một nguồn cảm hứng để tạo ra đại dịch tận thế trên con người. Tuy nhiên nếu bạn chưa nắm rõ thì Mọt cũng xin nhắc lại như sau.

Cordyceps là một chi nấm với hơn 400 loài khác nhau, chúng có đặt điểm là ký sinh trên các loài côn trùng. Cơ chế lây nhiễm của Cordyceps là bào tử phá tán trong không khí, khi con côn trùng nhiễn phải, bào tử nấm sẽ chui vào trong lớp vỏ giáp vào cơ thể con vật, từ đó nó tiết ra các chất làm vật chủ thay đổi. Con côn trùng sẽ có nhiều biểu hiện và hành động khác lạ, sau khi bào tử nấm phát triển đến giai đoạn nảy mầm nó sẽ điều khiển vật chủ bò ra nơi thông thoáng rồi gục chết. Ngọn nấm sẽ lấy chất dinh dưỡng từ xác con côn trùng để nảy mầm và đâm xuyên từ bên trong cơ thể vật chủ ra ngoài, vươn lên cao và khi chín muồi nó sẽ bục ra thả hàng loạt bào tử li ti vào không khí.

Đoạn phim ngắn về Cordyceps của đài BBC trên youtube được xem rất đông

Với cách lây nhiễm qua không khí, loài nấm này có thể quét sạch cả một tổ kiến đông đúc nếu gặp điều kiện thuận lợi. Đặc biệt với sự đa dạng chủng loài, một loài nấm Cordyceps sẽ tấn công một loài côn trùng khác nhau như một loại vũ khí sinh học thiết kế riêng vậy.

Thật may mắn cho chúng ta là nấm Cordyceps chỉ nhắm vào côn trùng. Với khả năng lây lan diện rộng nhờ phát tán trong không khí, nếu chẳng may nó biến dị để tấn công con người thì thế giới The Last of Us có thể sẽ thành sự thật. Không biết mấy loại kem trị nấm ngoài da chữa lang beng hắc lào có tác dụng nào với nó không nữa.

Và cuối cùng, bạn có biết Cordyceps còn được biết đến ở châu Á với cái tên rất bất ngờ: Đông Trùng Hạ Thảo?

Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống

Nuôi trồng Đông Trùng Hạ Thảo bằng cách cấy mầm nấm Cordyseps sinensis lên ấu trùng nhộng tằm

Thực ra không phải tất cả nấm Cordyseps đều được gọi như vậy. Phải đúng là chủng nấm Cordyseps sinensis ký sinh trên sâu ấu trùng của loài bọ thuộc họ Thiarodes mới cho ra cây nấm trưởng thành đúng với vị thuốc đông y Đông Trùng Hạ Thảo. Cái tên của nó chính là mùa đông là côn trùng, mùa hạ biến thành cây cỏ (do ấu trùng bị nấm “xơi” rồi mọc lên thành cây).

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo