Những game tuyệt vời nhưng bị chấm điểm thấp trên MetaCritic – P.1 - PC/Console

Khác với đám game thủ chơi game vì niềm vui thuần túy, các nhà phê bình chơi game vì miếng cơm manh áo thế nên họ không có quyền lựa chọn trò chơi trước khi bắt đầu.

Sau ngày dài làm việc mệt mỏi nếu còn đủ đam mê những game thủ có xu hướng bật máy PS4 lên và lựa cho bản thân trò chơi yêu thích nhất để giải tỏa những áp lực trong cuộc sống. Thế nhưng đáng buồn thay niềm vui thú được giải trí một cách thuần túy lại không nằm trong tự điển của đám phê bình game chuyên nghiệp, với họ mọi thứ đều là công việc và được quy ra những tiêu chuẩn đánh giá hết sức rõ ràng. Chúng ta có thể chơi một ván game, cảm thấy chán hay tệ hơn là thấy phát khiếp với trò chơi đó và đơn giản là tắt máy đi ngủ. Nhưng trong thế giới công việc của đám làm cho MetaCritic, game hay phải chơi đã đành, thậm chí game dở càng phải chơi cẩn thận, để khi có bắt đầu đưa ra những đánh giá tiêu cực thì còn biết đường để chỉ trích cho chính xác.

Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.1
Những tựa game huyền thoại nhưng có khởi đầu tệ không tưởng – P.1
Không phải nhà văn nào đoạt Nobel cũng có tác phẩm đầu tay xuất sắc và không phải cứ là game bom tấn thì chắc chắn sẽ có khởi đầu như mơ.

Ngày xưa chỉ có dân chuyên nghiệp mới làm được game, khi đó số lượng sản phẩm cần đánh giá luôn nằm ở một mức độ mà đám biên tập có thể khống chế được. Tiếc thay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ giờ thì ai làm game cũng được nhưng chất lượng mới là thứ đáng để bàn. Với số lượng đầu game ra mắt nhiều kinh khủng trong những ngày này khả năng gặp một game hay xuất sắc cũng khó như trúng Vietlott, còn game dở thì nhiêu như sao trên trời. Từ áp lực đó không hiếm những tựa game hay nhưng chẳng biết vì sao lại bị các nhà phê bình dìm đến không cách nào mà nổi lên được. Điều này không ngoại lệ với bất kỳ đơn vị nào, kể cả khi đó là một tổ chức uy tín như MetaCritic. Hãy cùng xem vài cái tên nổi tiếng không biết kiếp trước có làm gian dương đại đạo, bắt cóc phụ nữ mang thai, đẩy bà già xuống biển hay hiếp dâm con heo mà kiếp này bị MetaCritic dìm hàng quá thể.

EVE Online – MetaCritic: 69

EVE Online là một MMO kỳ lạ khi những điểm hấp dẫn của nó không phơi bày ngay lập tức cho thiên hạ cùng thấy mà người chơi phải tìm tòi, khám phá để cuối cùng cảm thán nhận ra cái đồ quỷ này chơi cũng hay đó chớ. Thoạt nhìn đây là một một game online tiêu chuẩn với những tính năng như du hành xuyên qua các vùng đất, đánh nhau cùng bọn hải tặc, nâng cấp tàu chiến, so tài cùng những người chơi khác… đều là những tính năng quen thuộc đến nao lòng chỉ có điều tất cả đều xảy ra ngoài vũ trụ. Khi mới ra mắt lần đầu, các NSX của EVE Online dường như chưa tính được mức độ khó khăn khi thực hiện một game online lấy đề tài vũ trụ. Tất nhiên công việc của họ không quá tệ khi hầu hết các nhà phê bình đều đánh giá game có nền tảng đồ họa tuyệt đẹp nhưng lối chơi khá nhàm chán, số điểm 69 trên metaCritic đã phản ánh rất rõ ý kiến đó.

Những tựa game tuyệt vời nhưng bị đánh giá kém trên MetaCritic – P.1

Tất nhiên họ đã mắc sai lầm nghiêm trọng bởi, giá trị cốt lõi của EVE Online không nằm ở vũ trụ, không nằm ở những pha bắn giết ngoài không gian, nó lại nằm ở một … nền kinh tế hết sức phức tạp. Mọi biến động của thị trường tự do thương mại đều chịu ảnh hưởng từ sự điều khiển game thủ. Hay ít nhất nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các tập đoàn liên hành tinh do người chơi xây dựng nên. Mang tiếng là một game lấy đề tài vũ trụ nhưng hầu hết việc mà  các con dân đăng nhập vào EVE Online chính là quan tâm đến tỉ giá hối đoái, thị trường chứng khoán hay trực quan hơn là theo dõi sự thay đổi của quỹ bình ổn giá liên ngân hà. Tàu vũ trụ vẫn ngầu và chiến đấu ngoài không gian vẫn hay nhưng đó không phải là mục đích chính, chơi trò chơi kinh tế vĩ mô trên toàn bộ các thiên hà mới là thứ khiến người ta đăng ký tài khoản EVE Online.

Kinh tế vốn là chủ đề kén người quan tâm và dĩ nhiên một game online tạo ra sự hấp dẫn từ những con số khô khan của lĩnh vực kinh tế học càng khiến người ta khó mà đánh giá cao nó ngay ở thời điểm ban đầu. Hiển nhiên MetaCritic đã sai và chúng ta đều sai khi EVE Online vẫn là một MMO hết sức hút khách trên thị trường bất chấp nó đã có tuổi đời hơn 10 năm, bất chấp trò chơi bị đánh giá với số điểm khá tệ khi vừa ra mắt.

Deadly Premonition – MetaCritic: 68

Deadly Premonition là một trò chơi ngoạn mục nhưng không kém phần u ám khi nhân vật chính có sở thích nói chuyện với người bạn không tồn tại tên Zach trong suốt quá trình điều tra. Sử dụng tông màu hơi buồn thảm nhưng trò chơi lại chứa đầy những yếu tố gây cười với dàn nhân vật bảo đảm không đụng hàng với ai. Từ một quý cô gắt gỏng luôn mang kè kè bên người chiếc nồi (mà cô cho rằng nó) biết nói cho đến tay doanh nhân lập dị với bộ suit bảnh bao đi kèm phụ kiện là chiếc mặt nạ chống hơi độc. Phần lồng tiếng của trò chơi không được tốt đi kèm với hiệu ứng chuyển động cứng ngắc với vài lỗi linh tinh khiến hầu hết những trang uy tín bao gồm MetaCritic chấm điểm khá thấp cho tựa game này.

Những tựa game tuyệt vời nhưng bị đánh giá kém trên MetaCritic – P.1

Nực cười thay chỉ một thời gian không lâu sau đó, Deadly Premonition đã trở thành một hiện tượng được mọi người lùng mua cho bằng được. Tất nhiên đồ họa thảm hại cùng hiệu ứng chuyển động cứng ngắc vẫn tồn tại thế nhưng chẳng hiểu vì lý do gì nhiều game thủ lại xem đó là một tính năng thú vị chớ không phải một lỗi trong quá trình xây dựng trò chơi. Cũng giống như sự nổi tiếng sau một đêm của Lệ Rơi hay Tùng Sơn, rất nhiều người đến giờ phút này vẫn không rõ ràng được vì sao Deadly Premonition lại thành công. Có điều bạn nên biết là trò chơi đã kiếm đủ tiền để tái phát hành phiên bản Director’s Cut, trong đó NSX sửa những lỗi linh tinh, tỉnh chỉnh lại một chút ở phần đồ họa và nó lại tiếp tục … bán chạy. Thật kỳ lạ về sự thành công này và không rõ MetaCritic đánh giá nó chỉ 68 điểm là đúng hay sai, chỉ biết đến giờ game vẫn có nhiều người hâm mộ.

League of Legends – MetaCritic: 78

Nếu mà bạn chưa nghe gì đến League of Legends hay tại xứ ta là Liên Minh Huyền Thoại thì chắc bạn đã ở trong hang với rồng vàng suốt 10 năm rồi. Không bàn đến số lượng người chơi khổng lồ, những giải đấu thể thao điện tử cùng các khoản tiền thưởng kếch xù hằng năm, có thể nói điểm đáng sợ của LOL chính là dù không thích, không chơi, không quan tâm… nhưng kiểu gì đó thì thông tin có liên quan đến trò chơi hoặc những người nổi tiếng có chơi LMHT cũng sẽ lọt vào tai của bạn. Kiều Anh Hera cắm sừng bạn trai, The Queen Team quỵt lương nhân viên, Misthy chơi les… đó là vài ví dụ cơ bản về việc người ta méo quan tâm đến LMHT nhưng vì sở hữu chức năng sinh lý bình thường nên kiểu gì cũng sẽ nhấn vào để đọc tin và biết mấy cái tên kia nổi tiếng đi lên từ cộng đồng game LMHT.

Những tựa game tuyệt vời nhưng bị đánh giá kém trên MetaCritic – P.1

Tuy nhiên vào năm 2009, khi mới vừa ra mắt, dưới ánh nhìn cú vọ của giới (tự phong bản thân có) chuyên môn, LMHT là một game cần cải thiện nhiều thứ để có thể… giống DotA (không phải Dota2). Hãy nghe những gì mà người ta nói về nó lúc ấy như vầy. GameInformer: Thiệt là tiếc cho Liên Minh Huyền Thoại bởi những gì tinh túy nhất của thể loại này đã được trình diễn hết trong DotA rồi. Tất nhiên đám biên tập viên của GI có quyền nói như vậy bởi nỗ lực đầu tiên của Riot chính là làm ra một trò chơi, dựa trên trên DotA nhưng có thể thu tiền mà không cần lệ thuộc vào Blizzard. Nhưng có lẽ cả GI lẫn MetaCritic hơi thiếu kỹ năng chuyên sâu về MOBA để nhận ra rằng cốt lõi của LOL thật sự rất khác DotA và đây là một con hàng đầy tiềm năng để bùng nổ trong tương lai. Phần còn lại, như thường nói, thuộc về lịch sử.

Metal Gear Solid V: Ground Zeroes – MetaCritic: 75

Sau bốn phiên bản chính thành công rực rỡ, Hideo Kojima quyết định phần thứ 5 của trò chơi sẽ được đổi mới khi đi theo trào lưu thế giới mở đang bắt đầu chứng tỏ sự thịnh hành vào thời điểm ấy. Nhìn chung tham vọng của nghệ sĩ huyền thoại cực kỳ to lớn khi mong muốn Metal Gear Solid V: Ground Zeroes không phải là một tựa game thế giới mở thông thường. Kojima không chỉ muốn tạo ra một thế giới rộng lớn của MGS mà trò chơi còn phải được nhắc đến bởi hệ thống những tính năng được kết hợp hoàn mỹ cùng nhau. Mục đích cuối cùng nhằm giúp người chơi được thoải mái tùy chọn lối chơi mà bản thân yêu thích, chơi kiểu Rambo, kiểu Assassin’s Creed, kiểu Terminator hay kiểu gì đó không quan trọng chỉ cần bạn dám nghĩ, Kojima sẽ dám làm. Tất nhiên tham vọng lớn sẽ kéo theo một ngân sách cũng lớn không kém. Thực tế là từ nền tảng thành công trong quá khứ của mình Kojima không khó khăn khi thuyết phục ban giám đốc của Konami duyệt vốn trong gia đoạn đầu tiên.

Những tựa game tuyệt vời nhưng bị đánh giá kém trên MetaCritic – P.1

Mọi chuyện chỉ bắt đầu xấu đi vào năm 2014, khi các lãnh đạo của Konami cho rằng họ cần phải thấy những đồng tiền mình duyệt chi đem lại thành quả xứng đáng. Không cần phải có một tựa game hoàn chỉnh nhưng ít nhất có cần thứ gì có thể giúp sanh lợi ngay tức tức khắc. Bị dồn ép vào đường cùng người nghệ sĩ đành nhắm mắt làm liều với Metal Gear Solid V: Ground Zeroes, một bản trải nghiệm dài hai tiếng chứa đủ các yếu tố có thể khiến người ta chơi lại lần nữa trong một thế giới không thật sự mở. Ngay cả khi đã giảm giá xuống còn 40$, với các nhà phê bình cộng tác cùng MetaCritic, đây vẫn có thể xem là một nỗ lực vớt tiền đáng khinh bỉ của Konami và nó thể hiện rất rõ qua số điểm họ chấm. Danh tiếng của Kojima cũng hao tổn ít nhiều vì vụ này và có thể xem đây là một trong nhiều nguyên nhân nhân khiến ông dứt áo rời khỏi Konami sau nhiều năm cộng tác.

Thực tế Metal Gear Solid V: Ground Zeroes giống như chương mở đầu của tác phẩm hoành tráng mang tên Metal Gear Solid V: The Phantom Pain. Bản đầy đủ ra mắt sau đó không lâu đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng với các tựa game khác thì hên xui nhưng khi thực hiện MGS chắc chắn  Hideo Kojima luôn nằm ở trang thái mở ra tiểu vũ trụ có thể gặp thần giết thần, gặp Phật giết Phật.

Warframe – MetaCritic: 64

Warframe ra mắt năm 2013 với nhiều sự hoài nghi hơn là cổ vũ bởi có một thực tế là cha đẻ của nó, Digital Extreme, ngoại trừ cộng tác cùng các ông lớn trong vài tựa game như Unreal hay BioShock, vốn không có kinh nghiệm xây dựng những sản phẩm độc lập. Bên cạnh đó việc Warframe đi theo hướng miễn phí bán vật phẩm càng khiến cho ba chữ “hàng rẻ tiền” càng in đậm trong tâm thức của những tay phê bình cộng tác cùng MetaCritic. Khi trò chơi ra mắt quả thật với sự non kém trong  việc xây dựng sản phẩm, Digital Extreme đã có vài cú vấp đáng tiếc và điều này càng khiến nhiều cây bút được dịp hả hê với thất bại của Warframe. Thậm chí tờ Eurogamer còn mỉa mai hết sức điệu nghệ khi tuyên bố lý do duy nhất khiến trò chơi được miễn phí là bởi không ai sẽ trả tiền cho một thứ sơ sài và nhàm chán như Warframe.

Những tựa game tuyệt vời nhưng bị đánh giá kém trên MetaCritic – P.1

Vài năm sau đó, không biết tay phê bình viết ra câu nói trên liệu có cảm thấy nóng ran nơi khuôn mặt khi Warframe được thống kê là một trong những tựa game được chơi nhiều nhất trên Steam? Bất chấp những lời chỉ trích hay sỉ vả của đám hater, Digital Extreme vẫn lẳng lặng đáp trả bằng nỗ lực không mệt mỏi trong việc cải tiến trò chơi. Họ chịu khó lắng nghe những phản hồi gay gắt của game thủ, miễn là nó mang tính xây dựng. Thường xuyên cập nhật các nội dung vừa mới lạ lại hợp thời khiến Warframe trở thành một game rất đáng chơi trên Steam. Không có nhiều nhà phê bình dám chịu trách nhiệm về những thứ rác rưởi mà họ từng phun ra và Polygon cũng vậy khi rất miễn cưỡng mới thừa nhận Warframe là một trò chơi hoàn hảo. Không tệ lắm nếu biết cái trang quái quỷ này từng chấm game có 50 điểm khi ra mắt.

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những game hay bị chấm điểm thấp
  1. Những game tuyệt vời nhưng bị chấm điểm thấp trên MetaCritic – P.1