Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất – P.Cuối - PC/Console

Nếu Duke Nukem Forever tốn 14 năm vì tranh vãi nội bộ và hàng loạt thay đổi thì Grimoire : Heralds of the Winged Exemplar có tận 24 năm... xếp xó.

Diablo III (2001-2012)

Như đã nói trước đó, việc tạo bên một hậu bản đáp ứng được kì vọng khủng khiếp của người hâm mộ là điều không tưởng với mọi game của Blizzard, nó phần nào được thể hiện qua quá trình phát triển của Diablo III. Bắt đầu từ 2001 khi mà phần 2 còn đang thống trị trên PC, nhưng phải tới tận Blizzard Worldwide Invitational 2008 người ta mới biết về sự tồn tại của phần 3. Diablo III đã trải qua 3 lần bị hủy bỏ tất cả để khởi động lại từ đầu. Trong khi StarCraft II đáp ứng được kì vọng của fan sau bao năm chờ đợi thì Diablo III lại bị chỉ trích gay gắt cũng như bị cho là không xứng đáng để khiến người ta mòn mỏi chờ đợi 10 năm trời. Từ việc game quá tươi sáng so với trước đây đến chính sách yêu cầu online cùng vấn đề kết nối. Dù sao giờ đây các fan cũng sẽ không than phiền gì nhiều nếu được thấy phần 4 thay vì một phiên bản di động nào đó.

Prey (1995-2006)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Những năm 90 khi mà thị trường phần mềm PC bị thống trị bởi những game FPS như Doom, Quake, Duke Nukem và Unreal Tournament thì Prey nổi lên như một tượng đài tiếp theo. Được trình diễn lần đầu tại E3 1997 và 1998, Prey gây ấn tượng mạnh bởi công nghệ đồ họa cũng như được cho là game đầu tiên sử dụng các cánh cổng portal để dịch chuyển trong gameplay trước cả Portal của Valve đến 10 năm. Nhưng do quá nhiều vấn đề kĩ thuật đã khiến cho tham vọng của Prey gần như đổ vỡ vào năm 2000. Sang đến 2001, 3D Realms thuê Human Head Studios nhằm hồi sinh dự án. Prey mới vẫn trung thành với các ý tưởng ban đầu như nhân vật chính là người da đỏ cùng các cánh cổng portal, đồng thời bổ sung thêm yếu tố trọng lực trong gameplay. Đến 2006, sau 11 năm phát triển đầy khó khăn, Prey cũng được ra mắt và được đền đáp xứng đáng khi thành công cả chuyên môn lẫn thương mại.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Prey 2/Prey (2006-2017)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Có vẻ như dòng game này dính phải lời nguyền nào đó khiến cho phần game nào cũng phải 11 năm phát triển. Ngay sau thành công của Prey, ngay trong 2006 3D Realms khởi động luôn Prey 2. Ban đầu Prey 2 dự kiến tiếp tục xoay quanh Tommy của phần 1 và gameplay cũng sẽ không quá khác biệt. Cho đến 2009, Bethesda tiếp nhận thương hiệu Prey, do ảnh hưởng từ Red Dead Redemption thời điểm đó, Prey 2 được khởi động lại là thế giới mở với nội dung về một tay thợ săn tiền thưởng trong vũ trụ. Game được công bố trở lại vào 2011 và được cộng đồng nhiệt liệt hoan nghênh, dự kiến ra mắt 2012. Tuy nhiên, do thông tin ít ỏi cùng nhiều tin đồn cộng thêm việc ngày phát hành bị dời liên tục khiến mọi người vô cùng lo lắng cho tựa game tiềm năng này. Cơn ác mộng trở thành hiện thực vào 2014 khi Bethesda tuyên bố hủy toàn bộ dự án do không đạt yêu cầu, Arkane Studios sẽ làm lại Prey 2 từ đầu như một hậu bản tinh thần của System Shock. Lúc này, tin đồn về việc Bethesda thực sự chả quan tâm đến Prey 2 rộ lên khi người ta cho rằng việc các trụ cột ở id Software rời bỏ khi DOOM đang phát triển khiến cho Bethesda cần lấp đầy khoảng trống. Do Human Head Studios kinh nghiệm với Prey và id Tech 4 nên Bethesda muốn dựa vào Prey 2 để buộc studio này bán lại mình rồi chuyển nhân sự sang làm DOOM. Tuy nhiên Human Head Studios thà để bị Prey 2 hủy còn hơn. Dù sao đến 2016, Prey reboot được công bố chứng tỏ Bethesda không bỏ mặc thương hiệu này. Ra mắt vào năm 2017, Prey là 1 game chất lượng nhưng chắc chắn các fan của Prey sẽ vẫn nuối tiếc về cuộc phiêu lưu dang dở của Tommy cùng chàng thợ săn tiền thưởng Killian.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Mother 3 (1994-2006)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Bắt đầu phát triển từ 1994 cho SNES tại Nhật Bản. Nhưng về sau với thành công của Super Mario 64 trên N64, Nintendo quyết định Mother 3 cũng sẽ là game 3D. Do hạn chế phần cứng của N64, game đươc giảm quy mô và chuyển sang hệ máy 64DD tại Nhật. Có điều 64DD là một hệ máy thất bại khiến Nintendo từ bỏ ý định này. Năm 1999, demo của Mother 3 được tung ra và gây ấn tượng mạnh, đồng thời Nintendo lại vừa phát hành The Legend of Zelda: Ocarina of Time, tựa game đến này vẫn được cho là hay nhất mọi thời đại khiến cho ai cũng vô cùng mong chờ Mother 3. Sang đến 2000, do bị delay quá nhiều lần cũng như ngốn nhiều nhân lực, Nintendo tuyên bố hủy Mother 3. Năm 2003, nhờ việc cộng đồng không ngừng thúc giục Nintendo đừng bỏ rơi Mother 3, game được tái khởi động theo hướng 2D như trước kia, nội dung vẫn giữ nguyên như bản 3D gốc. Đến năm 2006, game được phát hành riêng tại Nhật trên Game Boy Advanced. Mother 3 được đánh giá rất cao, thậm chí một số cho rằng cốt truyện game đạt đến cấp độ văn học. Một điều thú vị là dù thành công về chuyên môn và bán được số lượng lớn tại Nhật nhưng Nintendo chưa bao giờ định phát hành Mother 3 toàn cầu hay làm phần 4. Cho đến nay các fan vẫn không ngừng kêu gọi Nintendo phát hành bản tiếng Anh cho game.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Agent (2003-2018)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Các game Rockstar thường tốn thời gian phát triển nhưng đều nằm trong lịch trình cụ thể và ấn định ngày phát hành rất rõ ràng nên hầu hết không phải development hell, ngoại trừ Agent. Khởi động từ 2003 và dự kiến phát hành cho Xbox và PS2, một họa sĩ từng làm việc tại Rockstar cho biết đã đến Cairo, Ai Cập để chụp hơn 10.000 bức ảnh làm tư liệu cho việc làm game. Tuy nhiên sau đó dự án bị hoãn vô hạn không rõ lí do. Tại E3 2007, Sony công bố dự án Agent của Rockstar sẽ độc quyền PS3 và tin là game sẽ đặt ra một chuẩn mực mới cho ngành công nghiệp game. Sony và Rockstar liên tục rót mật vào tai giới game thủ khiến ai cũng mong chờ một game tầm cỡ GTA tiếp theo dù mới chỉ biết mỗi tên game. Sang đến 2009, Rockstar cho biết game sẽ phát hành sớm nhất vào 2010, tuy nhiên sau đó Rockstar và Take Two liên tục khẳng định game vẫn được lên kế hoạch độc quyền PS3. Đến 2013 khi mà PS4 ra mắt, ai cũng mong đợi dự án sẽ chuyển sang PS4 nhưng Rockstar chả có động thái gì. Từ 2013 đến 2017, Take Two liên tục làm mới lại thương hiệu Agent, cùng với đó là vô số bức ảnh bị leak về dự án khiến người ta nuôi hi vọng. Để rồi đến 2018 thương hiệu Agent bị tuyên bố hủy bỏ.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Duke Nukem Forever (1996-2011)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Có những game nên mãi mãi bị kẹt trong quá trình phát triển thì hơn là khiến fan mòn mỏi chờ đợi rồi thất vọng tràn trề. Duke Nukem 3D là một tượng đài FPS sánh ngang với Doom và Quake, việc phát triển một hậu bản xứng đáng là một khó khăn lớn, đặc biệt là khi phải tách mình khỏi các Doom clone lúc đó giống Duke Nukem 3D làm được. Duke Nukem Forever có một quá trình phát triển kinh hoàng hơn bất kì game nào với tiền bạc, thời gian, nguồn lực bị hao phí và tranh cãi kiện tụng ngay trong nội bộ. Từ năm 1996 cho tới 2010, sau hàng loạt thay đổi từ engine, dời lịch, thay đổi tầm nhìn cùng với mâu thuẫn giữa 3D Realms và Take-Two trong vấn đề ngân sách và nhân sự, Gearbox tham gia vào dự án để giúp hoàn thiện game. Kết quả sau 15 năm khiến cho các fan của Duke ngày nào vô cùng đau lòng với một sản phẩm dưới mức trung bình. Đến nay kỉ lúc Guinness vẫn ghi nhận Duke Nukem Forever là game tốn thời gian phát triển nhất với 14 năm 44 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Grimoire : Heralds of the Winged Exemplar (1993-2017)

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Motgame đã từng có một bài viết về tựa game tốn 24 năm phát triển này, độc giả có thể tìm đọc để biết thêm chi tiết. Game do một lập trình viên tên Cleveland Mark Blakemore phát triển từ năm 1993 khi mà nhiều người ở đây có khi còn chưa được sinh ra và dự kiến phát hành 1997, tuy nhiên sau đó không có nhiều thông tin. Mãi đến 2010, Blakemore quyết định thu hút thêm ngân sách trên IndieGoGo. Đến tận 2017, game mới chính thức ra mắt. Có công mài sắt có ngày nên kim là đây, có điều cây kim cũng không phải tốt lắm.

Những tựa game tốn nhiều thời gian phát triển nhất (Phần cuối)

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo