Phim vs Games: Black Widow và những nhân vật sinh ra chỉ để làm “tạ team” - PC/Console

Nếu bạn để ý thì trong Phim vs Games kiểu tổ đội đông người, sẽ luôn có những nhân vật sinh ra đúng nghĩa vô dụng vãi cả nồi mà không được tích sự gì.

Mấy ngày này dân tình đang khá là hứng thú với phần tiếp theo dòng phim siêu anh hùng kế tiếp của Marvel, cũng như cái trailer phim riêng của Black Widow sẽ ra rạp vào năm sau. Tất nhiên là một người rất thích so sánh Phim vs Games, tôi không thể nào kìm được ý nghĩ cái phim này hình như đang làm nổi bật lên độ vô dụng của các nhân vật “con người bình thường”, hay câu chuyện về những nhân vật méo bao giờ được chọn khi bạn chơi game RPG.

Pokemon truyền kỳ: Ash Ketchum và hành trình xách lá ngón lên mà tìm bố
Những ai đã xem Phim vs Games Pokemon hẳn đều thắc mắc cha của Ash rốt cuộc là ai, với hoàn cảnh 18+ kèm tag NTR khi mẹ cháu nó luôn ở nhà cùng giáo sư Oak.

Đầu tiên hãy nói về nhân vật chính Black Widow (Natasha Romanoff) – một nữ điệp viên hot vãi cả nồi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sinh ra với nhiều mục đích nhưng chủ yếu vẫn là để kéo bọn đực rựa tới rạp để soi gái. Trong biệt đội Avengers mà chúng ta đều biết thì Natasha đóng vai trò trinh sát, thu thập thông tin, culi sai vặt hoặc vài ba cái nồi gì đó không quan trọng nhưng chắc chắn là cũng có tính tới luôn việc chiến đấu. Nhưng với một người không phải fan của Marvel và cũng ít đọc comic gốc như người viết, thì sau khi xem xong hết tất cả 4 phần Avengers thì tôi phải bật lên suy nghĩ, em gái này có đóng góp cái quái gì trong combat vậy?

Không phải là một người quá nhiều não cũng có thể nhận ra, trong một dàn anh hùng của vũ trụ Marvel trên phim thì Black Window cùng anh chàng Hawkeye có vẻ yếu đuối nhất, đơn giản thì bạn không thể đem người Trái Đất bình thường đối đầu với một đám thần, bán thần, Alien, người đột biến và ti tỉ thứ linh tinh khác. Nói một cách công bằng theo kiểu Phim vs Games, thì đến cả Người bàn là còn biết mang gear đầy và anh Cáp-tần thì sở hữu hẳn một cái Legendary Shield cứng cm nó nhất phim, trong khi gái Black Window ngoài dưa hấu ra thì có vẻ chẳng còn gì.

Black Window trong Marvel’s Avengers

Black Window trong Marvel’s Avengers

Tôi rất khó để không so sánh giữa Phim vs Games ngay sau khi xem xong phần đầu Avengers cách đây nhiều năm, nhất là trường đoạn thủ cửa thông không gian vào cuối phim. Cảnh ấn tượng nhất đọng mãi trong đầu tôi tới tận bây giờ không phải việc Người bàn là cầm bom lao lên vũ trụ, hay Loki bị Hunk đập như con cháu trong nhà… mà đó là khi Mr. Hawkeye một mình lao lên lầu cao, sau đó rút cung ra mà bắn như đúng rồi.

Xét về khía cạnh nhìn ngó thì màn xạ tiễn này rất bắt mắt, còn về khía cạnh chiến đấu thì nó hoàn toàn vô dụng 100%. Nếu xét đám Chirauti đông phải tới hàng vạn và có một thằng ngố đứng trên nhà cao tầng rút từng mỗi tên một mà bắn, thực tế thì cũng chẳng được lâu lắm đâu vì Hawkeye không có cheat bất tử đạn như Leon trong RE. Nếu so sánh với Thor tung ultimate skill phóng sét ầm ầm AOE cả cái cổng thông, thì có vẻ nó hơi bị khập khiễng (tôi không muốn nhắc tới Black Window vì nó cũng y chang như vậy). Nếu nói một cách hơi bị phũ, thì thời gian 2 bạn trẻ này đánh xong một con Chirauti thì các anh trai kia phải giải quyết hàng mả với số lượng gấp vài chục lần là ít.

Phim vs Games

Anh bắn, anh đánh và anh hết cm nó đạn

Tôi không muốn bàn về vấn đề nhân văn hay mấy thứ kiểu như “ai cũng có nhiệm vụ” riêng mà các fan Marvel nói, vấn đề ở đây là nếu xét theo khía cạnh Phim vs Games của một game thủ, thì các nhân vật như Black Window hay Hawkeye đúng nghĩa là người thừa cho vào để đủ tụ. Có bao giờ bạn chơi Dota hay LOL, mà chỉ trong 15 phút đầu còn chưa kịp farm đủ 1 đồ thì đồng đội đã làm vài cái kill streak dài ngoằng rồi không, những game mà đúng nghĩa có mình hay không cũng chẳng quan trọng ấy.

Trong vô số các tựa game RPG, thì bạn luôn phải chọn party ưng ý nhất từ rất nhiều nhân vật kiếm được trên đường và kiểu gì trong số đó cũng có những thể loại mà có mặt cho đủ số đếm chứ méo ai muốn dùng cả. Thí dụ điển hình ở đây là Quistis trong FF8 – nhân vật xuất hiện ngay từ đầu và 90% thời lượng bị xếp xó, lý do vì Limit Break của cô ta quá vô dụng đến độ sida còn hơn cả Selphie (ít ra Selphie còn chơi trò pause roll ăn gian The End được). Kể cả bạn không chơi FF8 theo kiểu max stats để đi đánh Omega Weapon, thì Quistis cũng méo bao giờ được nhét vào party, còn nếu tính cốt truyện thì cô giáo già bị lu mờ ngay khi gái trẻ Rinoa xuất hiện.

Tổng kết 2019 - Dân chơi game mô phỏng-casual năm nay có gì?
Năm 2019 đã gần kết thúc và bây giờ là lúc để cộng đồng nhìn lại những tựa game mô phỏng xuất sắc nhất, một thể loại khá casual nhưng vô cùng hấp dẫn.

Có rất nhiều game RPG xuất hiện những nhân vật “vô dụng” như vậy, với sự tồn tại mờ nhạt cả trong cốt truyện lẫn chiến đấu. Nhất là đối với những game có số lượng lên tới cả trăm như dòng Suikoden hay Chrono Cross thì nhẽ bạn còn chưa dùng được 1/4 số nhân vật thu phục được, nó đơn giản là y như Black Window hay Hawkeye – có quá nhiều lựa chọn tốt đẹp hơn và cái đám kia xuất hiện với mục đích duy nhất để cho đủ số.

Ông nào đã dùng hết 100% nhân vật trong Chrono Cross không

Đội Avengers về cơ bản cũng giống như một game RPG theo kiểu Phim vs Games vậy, đầy đủ các vị trí cơ bản cũng như một mớ nhân vật chuyên dùng để gánh team như Bàn-là-man và Thỏ hay Húc. Tức có nghĩa nếu bạn phải chọn party để đánh boss cuối là Thanos chẳng hạn với tối đa 4 slot thì méo bao giờ Black Window hoặc Hawkeye có cửa để mà bước vào hết, vì cơ bản tôi cũng chưa hình dung ra 2 đại hiệp này sẽ làm được gì cho đời cả. Kể cả trong phim Black Window sắp ra mắt cũng vậy, khi nó chuyển từ combat liên hành tinh thành phim kiểu đánh đấm cho người thường.

Nói cho vui theo dạng góc nhìn game thủ khi so cách vận hành Phim vs Games thì những nhân vật như Black Window sinh ra chỉ với mục đích “làm đầy” đội hình là chính, nếu là một game thủ phải chọn lựa siêu sao cho party của mình thì chắc hẳn bạn cũng không muốn vác em gái này vào làm gì đúng không.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e