HP ở đây không phải là hãng máy tính HP, cái mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là Health Point, Hit Point hay thậm chí là ….Health Pineapples. Vì vậy hãy cùng chúng tôi khám phá lịch sử của HP, tìm xem ai là người đầu tiên đem HP vào làng game.
HP cho có mang nghĩa Health Point, Hit Point hay thậm chí là ….Health Pineapples, xuất hiện đầu tiên trong tựa boargame huyền thoại Dungeons & Dragons. Đây là thứ đại diện cho số lượng công kích tối đa mà một nhân có khả năng chịu đựng. Và sự thật là HP không có một nghĩa nhất định nào cả, chỉ là chúng ta tự hiểu nó đại diện cho điều gì thôi.
Dungeons & Dragons
Vậy tại sao lại có khái niệm Health Pineapples – Những quả dứa hộ mạng ? Khái niệm này xuất phát từ một tựa game dạng JRPG cổ xưa, thay vì thanh máu hay quả tim phổ biến, thì game này sử dụng những … quả dứa . 1 Dame bằng 1 quả dứa, hết dứa là đi game over,vậy nên nhiều game thủ nước ngoài thích dùng khái niệm Health Pineapples.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2004 với tạp chí GameSpy, người đồng sáng lập D & D, Dave Arneson, giải thích rằng phiên bản đầu tiên của trò chơi không có HP. Mọi thứ đã từ từ phát triển trong lúc ông và người đồng sáng lập D & D, Gary Gygax chơi, trong ván game đó xảy ra một cuộc tấn công, mọi người sẽ chiến thắng nếu hy sinh một chiến binh
Tính tập thể mất dần đi, khi người chơi điều khiển các anh hùng riêng lẻ chứ không phải toàn bộ quân đội, vì vậy người chơi phải xác định bản thân họ mạnh mẽ hơn nhiều. Arneson đã nói: "Họ không quan tâm việc giết quái vật trong một đòn, nhưng họ không muốn quái vật giết họ chỉ trong một đòn."
Don't Give Up The Ship
Arneson trước đó đã đưa ra các quy tắc riêng của mình cho một chiến dịch hải chiến với bối cảnh cuộc Nội chiến Ironclad. Ngoài ra, ông cùng với Gygax còn hợp tác trong một tựa Napoleonic naval game với tên gọi Don't Give Up The Ship! Cả hai trò chơi đều có một class thợ cơ khí cho phép tàu đánh nhiều lần trước khi bị chìm. Arneson và Gygax đã mượn các luật wargaming được viết ra bởi tác giả Fletcher Pratt trong những năm 1930. Và họ tiếp tục đem những luật đó vào game D & D.
Trong cuốn sách về lịch sử của các trò chơi mô phỏng, Playing At The World, Jon Peterson đã giải thích về tầm quan trọngcủa HP: “HP khiến tựa game trở nên lý thú hơn. Trong Dungeons & Dragons, ngay cả khi thực hiện của một cú đánh gần chắc ăn, thì xúc xắc có thể đem lại vận rủi cho game thủ, chặn đứng đòn tấn công và kéo dài chiến sự.”
Giống như D & D, trò chơi điện tử đã phát hiện ra sự kích tính và “gây nghiện” khi xuất hiện Hit Point. Bí quyết thành công của các tựa game arcade đầu tiên như Space Invaders năm 1978 đó là sử dụng nhiều “mạng sống” để kéo dài trải nghiệm. Thay thế khả năng tồn tại bất tử bằng số lượt hồi sinh cụ thể đã làm game thủ căng thẳng và say mê. Nó loại bỏ sự thất vọng của việc chơi lại từ đầu màn, gặp lại lũ kẻ thù khó nhai, nhưng số lượng các HP càng giảm tỷ lệ thuận với độ lo lắng tăng cao của game thủ.
Mạng sống cuối cùng của bạn có thể khiến bạn thận trọng, và thật sự chú tâm vào thanh máu. Bạn trở thành một người chơi cẩn thận hơn khi máu chỉ còn nửa thanh, cắn móng tay khi máu giảm xuống dưới mức đó, và nổi điên hoặc mất bình tĩnh khi chỉ còn chút ít máu dưới đáy thanh.
Các trò chơi điện tử lấy cảm hứng từ D & D là những game đầu tiên đưa HP vào. TRở lại năm 1975, hau trò chơi PEDIT5 và DND , được mã hóa cho hệ thống PLATO thiết kế bởi Đại học Illinois. DND cũng là game đầu tiên có boss, những kẻ có thể tung ra cả trăm, hoặc cả ngàn “hit”.
Các bản game chính thức đầu tiên của D & D cho PC là “Gold Box” được SSI bắt đầu với tựa Pool of Radiance năm 1988. Họ tuân theo chặt chẽ các quy tắc sau này gọi là Advance Dungeons & Dragons. Điều này có nhianhan6 vật của bạn ban đầu khá yếu,qua mỗi lượt sẽ mạnh dần lên nhờ vào đổ xúc xắc. Nói chung khá may rủi, và trên máy tính thì bạn không thể năn nỉ người dẫn chuyện “nhắm mắt cho qua” nên chơi lại từ đầu là chuyện hết sức bình thường.
Các trò chơi lậu thì thường dễ thở hơn. Ví dụ tựa game Ultima,ngay lượt đầu game thủ có 150 điểm và lượt thứ hai tăng lên 400 điểm. các NPC vip như nhân vật Lord British có tổng số cao đến nỗi muốn giết anh ta trở thành một thách thức lớn. Vì vậy,những game thủ Ultima đã dụ Lord British đến bãi biển để ….bắn bằng súng pháo .
Trò chơi điện tử về sau không lấy điểm thay HP. Đặc biệt, tựa game Ghosts 'N Goblins của Ghoster (port sang Commodore 64 vào năm 1986), nhân vật chính Sir Arthur đã dùng áo giáp để đánh đổi sát thương, và tiếp tục chiến đấu trong bộ đồ lót của mình.
Một trong những game đầu tiên đại diện cho HP với thanh cuộc sống quen thuộc là Dragon Buster, một tựa game dungeon năm 1985 của hãng Namco với một thanh máu. Máu của nhân vật sẽ thay đổi từ xanh sang đỏ khi nhận sát thương từ dơi, rắn và cá mập hang động. ” Trong khi các thanh máu màu đỏ nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn, thì không ít các nhà làm game tiếp tục cải tiến thanh HP theo nhiều hướng, sao cho ấn thượng hơn.
Năm 1983, trò chơi ZX Spectrum / BBC Micro Atic Atac sử dụng hình ảnh một con gà nướng đang dần cạn kiệt để theo dõi cơn đói của bạn, và máy bay chiến đấu khủng long Primal Rage sử dụng mạch máu dẫn đến một trái tim sẵn sàng phát nổ ngay thời điểm bạn thất bại.
Các trò chơi khác đã chạy đua để biến HP của trở thành một phần của thế giới game, như trong tựa game đầu tiên của Jurassic Park Trespasser, HP là một hình xăm trái tim trên ngực của nhân vật chính bạn phải thường xuyên nhìn xuống để kiểm tra. Trong trò chơi kinh dị khoa học viễn tưởng Dead Space, thanh máu được thể hiện bằng ánh sáng ở mặt sau áo giáp của bạn, điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn có một bác sĩ đứng ngay phía sau. Và những hình ảnh này chỉ là một cách thể hiện để tránh những con số cũ kỹ, và dù xuất hiện dưới hình dạng nào đi chăng nữa, nó vẫn là HP.
MIDI Maze, một game bắn súng đầu tiên ra mắt năm 1987 trên Atari ST. Đây là hình mẫu đầu tiên đạo diện cho các tựa game bắn súng deathmatch sau này với cách thể hiện HP đầy trực quan. Mỗi người chơi là một khuôn mặt cười lơ lửng, nhìn có vẻ giống như nhân vật Pac-Man 3D. Gương mặt này , nằm phía trên cùng của màn hình và trở nên buồn hơn khi người chơi ăn đạn. Những game bắn súng sau này như Wolfenstein 3D và Doom tiếp tục sao chép ý tưởng này, khuôn mặt của nhân vật chính ngày càng trở nên thâm tím và đẫm máu hơn khi liên tục được ăn… kẹo đồng.
(Còn tiếp)