Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC

Mọi sai lầm đều phải giá bằng cách này hay cách khác, và những sai lầm khi chơi PC thì thường phải trả giá bằng tiền mặt.

Sau đây là 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC, anh em thấy thiếu cái nào thì hú mình bổ sung nhé.

Bật công tắc chuyển điện thế nguồn (voltage switch)

Một trong những trò chơi ngu kinh điển nhất của mấy dân chơi PC chắc chắn phải kể đến trò này. Mục đích của nó là để cho cục nguồn có thể tương thích với nhiều lưới điện dân dụng khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam thì là 220V, ở Mỹ thì 120V. Một cục nguồn có voltage switch có thể chuyển giữa 2 mức điện thế này sẽ có thể bán ở cả Việt Nam và Mỹ, chuyện là vậy đó. Ở lưới điện nào xài mức điện thế đó thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Còn nếu anh em mà táy máy thì kiểu gì cũng thấy khói cho xem.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 1.

Nhớ hồi lớp 7 mình có một lần chơi ngu siêu kinh điển, đó là mình bật cái công tắc này khi máy đang chạy. Thế là nó nổ một cái bùm siêu to khổng lồ và ngay sau đó là một làn khói trắng bốc lên, cuốn theo cục nguồn và con main của mình. Thế nên anh em nên nhớ nếu không biết mình đang làm gì thì làm hơn đừng có động vào cái nút này nhá.

Sờ chân socket Intel

Nghe thì có vẻ hiếm lạ nhưng thật ra là có đấy (ví dụ như mình). Dân mới chơi PC hầu như ai cũng vậy cả, mua đống linh kiện về (đặc biệt là linh kiện mới thì trước tiên và sờ nắn, hít hà cho đã rồi mới ráp máy. Nhưng mà sờ cái gì thì sờ, né xa cái đống chân socket trên mainboard Intel ra nha anh em.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 2.

Cái này mình bị rồi, hồi đó mình mua con ROG STRIX B360-H GAMING của Asus, cũng có thể xem là top đầu trong đám B360, lúc đó chưa hiểu sự đời trái ngang anh em ạ, thấy mớ chân socket vui vui, thế là sờ vào. Kết quả là trong 1 lúc bất cẩn mình làm cong tầm chục cái chân. Nửa tiếng sau đó đã trở thành một trong những khoảng thời gian căng thẳng nhất cuộc đời mình khi cố nắn lại mấy cái chân này. Rất may là nó không để lại "di chứng", tuy nhiên "dư chấn" sau chuyện đó thì vẫn còn in rất rõ trong trái con tim bé nhỏ của mình anh em ạ.

Mấy bác tháo máy vệ sinh thì mình cũng khuyên là không động vào mấy cái chân socket này nhé, có phủi bụi thì để nguyên con CPU trên đó mà phủi, đừng có dùng bình xịt khí nén, cọ sơn hay bất cứ thứ gì lên mấy cái chân socket này hết, không thì các bác sẽ phải hối hận vì không nghe lời mình đấy.

Rút dây front panel xong không biết cắm lại

Cắm dây front panel là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của anh em tập chơi PC. Mình thấy nhiều ông khá buồn cười. Lúc vệ sinh máy thì rút hẳn ra, xong rồi khi gắn lại thì nhìn vô đống dây lại không biết cắm. Thế là phải vác nguyên cái case ra tiệm cho người ta cắm lại.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 3.

Lời khuyên ở đây là nếu anh em không biết cắm dây này thì cứ lấy băng keo buộc dính mấy đầu dây lại với nhau, rút ra nguyên cụm rồi cắm lại nguyên cụm cho dễ. Hồi chưa biết cắm mình dùng cách này hoài và luôn luôn thành công.

Gỡ tản AMD mà không xoay

Cái này thì chắc dân chơi đội đỏ nào cũng biết rồi, đội xanh có nỗi khổ thì đội đỏ cũng vậy. Do mấy con CPU của AMD không được chốt cứng vào mainboard như CPU Intel nên đôi khi anh em gỡ tản sẽ bứng luôn con CPU theo. Mặc dù trường hợp này thường không phá hỏng linh kiện nhưng chắc chắn là ông nào thấy cảnh này cũng sẽ thốn.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 4.

Lời khuyên cho mấy anh em dùng CPU đội đỏ là trước khi tháo tản hãy xoay nhẹ nó từng chút một. Xoay qua phải rồi lại xoay qua trái, xoay đến khi nào tản lỏng hẳn ra có thể tách một cách dễ dàng khỏi CPU thì hãy bứng lên. Vậy cho nó chắc nhé.

Tháo HDD

Đừng có tháo HDD ra anh em ạ, một khi đã tháo ra rồi thì anh em cũng nên chuẩn bị tinh thần ném nó vào sọt rác đi nha. Chỉ cần một hạt bụi rơi vào, một dấu vân tay, một cọng lông mèo… là đã đủ toang rồi. Thậm chí anh em siết ốc mà không đúng lực cũng có chuyện nữa. Chúng mình đã có một bài viết về vấn đề này rồi, anh em hứng thú thì có thể tham khảo đường link dưới đây nhé!

Lời khuyên là đừng bao giờ tháo HDD, trừ khi bạn muốn lấy motor, đĩa từ, nam châm của nó ra chơi.

Lấy kem đánh răng thay keo tản nhiệt

Không biết từ lúc nào mà mấy thánh trên mạng đã đồn thổi nhau về một tác dụng thần kỳ của kem đánh răng, đó là có thể dùng thay keo tản nhiệt. Về cơ bản là trò này vẫn có tác dụng, nó vẫn làm tăng được hiệu quả tiếp xúc giữa mặt lấy nhiệt của tản và IHS của CPU. Nhưng vấn đề là nó chỉ hiệu quả được trong một thời gian rất ngắn thôi. Một khi nước bay hơi hết thì lớp kem đánh răng khô đó sẽ cản trở quá trình truyền nhiệt và làm cho CPU trở nên rất nóng.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 5.

Cái này chỉ mang tính chất vọc vạch phá phách là chủ yếu chứ hiệu quả thực tế chẳng bao nhiêu đâu. Mặc dù rất nổi tiếng và không gây hại quá nhiều nhưng về bản chất thì đây vẫn là một trò chơi ngu nghịch dại.

Rửa linh kiện như rửa chén

Kẻ thù lớn nhất của linh kiện điện tử là nước và chơi ngu nghịch dại, ở đây chúng ta có cả 2. Nước không trực tiếp giết chết đồ điện tử, đồ điện tử mà rơi vào nước cũng chưa chắc hư. Chỉ khi có nước và điện trong đồ điện tử, gây chập mạch thì lúc đó nó mới hư. Trên lý thuyết thì anh em hoàn toàn có thể rửa linh kiện như rửa chén bát thông thường sau đó phơi khô rồi dùng tiếp, sạch đẹp như mới.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 6.

Nhưng vấn đề là ở chỗ chẳng ai có thể đảm bảo nước sẽ không đọng lại trong chip, mạch, tụ, các lớp PCB… Và chỉ cần có nước mà cắm điện vào là kiểu gì cũng nghe mùi khét. Mặc dù đã có nhiều thanh niên thực hiện thành công nhưng anh em cũng không nên thử. Về bản chất thì nó là một dạng thử thách cho vui chứ không phải mẹo vệ sinh máy tính. Đừng có thử nếu anh em còn trân trọng dàn PC của mình

Tháo tản card đồ họa còn bảo hành

Có mấy bác ngộ lắm, cứ thích chọc vít vào tem bảo hành cơ. Một con card khi đã xuất xưởng thì hãng họ đã tính đến chuyện để anh em xài hết bảo hành mà không phải động tay động chân. Nhiều anh em khi vệ sinh máy, thay keo tản nhiệt mới cho CPU cũng lôi cả card đồ họa ra thay keo luôn, mà muốn thay keo thì phải phá tem bảo hành của hãng được gắn ở 1 trong 4 con ốc xung quanh chip CPU.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 7.

Nếu nó chạy ngon đến hết bảo hành thì không sao, nếu nó đã hết bảo hành thì anh em cứ việc tháo nhưng nếu con card còn bảo hành mà anh em tháo thì hãng có quyền từ chối bảo hành khi có sự cố nhé. Lúc đó thì chỉ có ra thợ ngoài, bán xác card hoặc để làm kỉ niệm thôi.

Mua linh kiện xịn giá siêu rẻ

Câu "tiền nào của đó" gần như chẳng bao giờ sai anh em ạ, và nó còn đúng hơn nữa trong trường hợp này. Rất nhiều bác đã bị dính chiêu, cứ thấy chõ nào bán rẻ, phá giá là đâm đầu vào mua mà không suy nghĩ gì cả. Kết quả là phải trả tiền cho những bài học đắt giá.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 8.

Cái này thì mình không biết nói sai bây giờ nữa, mình không phải thánh và không biết anh em có thể gặp những gì ngoài kia nên cũng không thể hướng dẫn anh em trong mọi trường hợp được. Mình chỉ có thể nói là nếu thấy một mức giá bất thường thì anh em phải biết đặt câu hỏi, không chỉ với linh kiện PC mà còn là với mọi thứ khác nữa. Thì trường bán 10 đồng mà có thằng bán 9 đồng thì còn có thể là nó phá giá, chứ nó mà bán 5 đồng thì 99% là lừa đảo. Đồ điện tử sờ tận tay còn chưa thấy gì chứ đừng nói là mua trên mạng. Tốt nhất là anh em nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì cứ mua đồ mới tại dại lý uy tín cho mình, khỏi phải nghĩ. Còn cái chuyện săn đồ cũ giá rẻ thì đợi có chút kinh nghiệm đi rồi tính.

Mua tản không coi case

Cái này mình thấy nhiều anh em bị lắm. Nhiều mẫu tản khí hiện nay có kích thước rất lớn, ví dụ như AORUS ATC800 của Gigabyte, NH-D15 của Noctua… Anh em nếu có ý định mua mấy con tản to to như thế này thì cũng nên lưu ý xem cái case của mình có thể chứa được nó hay không. Nhiều khi mua về nó kênh lên một khúc không đậy nắp vào được thì lại mất công bán case hoặc tản đi.

Top 10 trò nghịch dại kinh điển nhất của dân chơi PC - Ảnh 9.

Mấy anh em mua tản AIO cũng vậy luôn nhé, nhớ coi thử xem cái case của mình hỗ trợ rad kích thước bao nhiêu và độ dày bao nhiêu khi mua. Mua về mà gắn không được nó lại ra lắm chuyện