Legend of Zelda và những điều thấy hơi ”lạ” khi đã trưởng thành – P.3 - PC/Console

Núi tử thần nên được đổi tên và nền kinh tế của vương quốc Hyrule chỉ là một sự lộn xộn nhảm nhí chính là những điều game thủ có thể nhận ra trong Zelda.

Nền kinh tế của vương quốc Hyrule là mớ lộn xộn

Mario đi nhặt những đồng vàng rải rác khắp thế giới để mua thêm mạng hay Simon Belmont kiếm tiền bằng cách đập tan bất cứ giá cắm nến nào anh ta nhìn thấy. Người ta sẽ không thắc mắc nền kinh tế trong các trò chơi kiểu đó vận hành ra sao bởi rõ ràng nó không hề tồn tại, cho đến khi Legend of Zelda ra đời và giới thiệu đến đám game thủ một cơ cấu kinh tế tương đối hoàn chỉnh với những chức năng cơ bản của vương quốc Hyrule. Ngay từ phiên bản đầu tiên thiên hạ đã không cách nào cưỡng lại được sức cám dỗ của những đồng Rupee sáng bóng bởi đó là khoản tiền phải chi trả cho hai dịch vu hết sức quan trọng gồm mua sắm vũ khí và nâng cấp sức mạnh cho Link. Nhưng sau này các game thủ vừa lớn tuổi vừa khó tánh sẽ nhận ra một điều rằng không NSX nào tại Nintendo thèm bận tâm để điều chỉnh sao cho nền kinh tế của vương quốc Hyrule hoạt động một cách bình thường hay ít nhất cũng không giống như mớ hỗn độn.

Legend of Zelda và những điều thấy hơi ”lạ” khi đã trưởng thành – P.3

Đầu tiên nếu là kẻ hay cắc cớ, người ta sẽ tự suy đoán rằng cư dân Hylian hẳn là bọn giàu nứt đố đổ vách. Vì chỉ có tỷ phú mới đem tài sản cá nhân bao gồm các đồng vàng bỏ vào trong những bình gốm rồi đặt chúng khắp nơi kiểu như chờ thằng ất ơ áo xanh tai nhọn nào đó đi qua đập bể rồi gom hết tiền bỏ chạy. Nhưng nếu xem xét dựa trên tỉ lệ mà trùm phản diện Ganondorf có thể xua quân càn quét vương quốc thì việc giữ tiền trong những chiếc bình gốm thật ra cũng không kỳ lạ cho lắm. Ít nhất thì ý tưởng giao tiền mặt cho các ngân hàng tại Hyrule bảo vệ cũng chả an toàn hơn việc giấu tiền quanh nhà bao nhiêu phần trăm. Tất nhiên cất giữ tài sản theo kiểu lộ thiên là một chuyện nhưng nếu có một thằng bệnh hoạn bận áo xanh lá cây với đôi tai nhọn nào đó dám thoải mái xông vào nhà đập phá đồ đạc lung tung sau đó nghênh ngang rời đi thì đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Legend of Zelda và những điều thấy hơi ”lạ” khi đã trưởng thành – P.2
Legend of Zelda và những điều thấy hơi ”lạ” khi đã trưởng thành – P.2
Thế giới mở của Breath of the Wild gây liên tưởng mạnh đến Fallout hay The Legend of Zelda chưa chắc là một tựa game dành cho mọi lứa tuổi.

Những cư dân tại Hyrule thì không nghĩ như vậy, có lẽ bởi vì các đồng Rupee có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí đôi khi người ta sẽ nhặt được vài đồng khi dùng lưỡi kiếm sắc bén cắt xuống những cọng cỏ. Đập bình gốm ra tiền đã đủ kỳ quái nhưng so với vụ dùng kiếm đi cắt cỏ sau đó rớt tiền xuống thì quả thật là hết ý kiến. Điều này cũng gián tiếp khẳng định nền kinh tế của vương quốc rõ ràng chỉ là một mớ lộn xộn bởi khi đi dạo loanh quanh người ta cũng có khả năng nhặt được một lượng lớn tiền tệ thì giá trị tiêu dùng của đồng tiền hoàn toàn không có chút ý nghĩa nào. Lúc này thay vì lo lắng xem Ganondorf khi nào lại xua quân hủy diệt vương quốc, các đại thần tài vụ nên tính toán xem Hyrule còn trụ vững được mấy bữa khi mà nền kinh tế rõ ràng chỉ là một mớ hỗn độn.

Death Mountain có thể đổi thành Nice Flowers Mountain

Lại là câu chuyện về vương quốc Hyrule hay nói chính xác hơn là những thắc mắc về hình thái của ngọn núi lừng danh Death Mountain. Hyrule từng trải quá nhiều biến cố trong các vũ trụ thời không khác nhau, chính vì lẽ đó người ta có thể gặp những trạng thái hoàn toàn biệt lập của nó. Từ một thảo nguyên khổng lồ trong Ocarina of Time cho đến khu đất hoang sau thảm họa hủy diệt của Breath of the Wild. Tuy nhiên trong đó vẫn có một thứ thủy chung chưa bao giờ thực sự thay đổi sau ngần ấy năm chính là Death Mountain. Ở bất cứ phiên bản nào, bất cứ thời không nào hay thậm chí bất cứ vũ trụ nào thì Death Mountain vẫn giữ nguyên tạo hình đầy đe dọa của nó. Ngọn núi tử thần, ngọn núi của sự chết chóc, ngọn núi mà không kẻ nào có thể bước ra sau khi tiến vào trừ nhân vật chính (dĩ nhiên). Thoạt nhìn có vẻ đáng sợ đấy nhưng sau hai chục năm với vài chục phiên bản người ta sẽ nhận ra hình như ngọn núi này có cái tên không xứng với tình hình thực tế cho lắm.

Legend of Zelda và những điều thấy hơi ”lạ” khi đã trưởng thành – P.3

Cần khẳng định rằng trong tựa game đầu tiên Death Mountain vẫn làm tốt công việc của mình khi người ta có thể đụng độ những sinh vật mạnh mẽ tại cấp cuối của trò chơi. Điều đó xứng đáng được đánh giá cao nhưng đáng tiếc trong tất cả các phiên bản còn lại Death Mountain chỉ đơn thuần là một ngọn núi lửa khổng lồ đang hoạt động và công việc của Link là tìm đường băng ngang qua đó để tìm đến những khu vực nguy hiểm hơn hay những kẻ thù khó chơi hơn. Thậm chí người ta có thể tìm thấy những đồng minh thân thiện dưới dạng Goron ở đó nữa. Nào bây giờ thì núi tử thần có vẻ đã mang đúng tên của nó rồi đó bởi thần mà còn chết thì vị thần này chắc cũng không được mạnh mẽ cho lắm đâu. Tại sao họ không cân nhắc đổi tên Death Mountain thành cái thứ gì đó phù hợp với bối cảnh không gian và thời gian hơn như Unpleasant Mountain hay tuyệt nhất vẫn là Nice Flowers Mountain nhỉ?

Còn tiếp…

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về The Legend of Zelda dưới góc nhìn người lớn