Spider Man là một siêu anh hùng mà hầu như ai ai cũng đều quen mặt. Chính nhờ sự phổ biến này mà Người Nhện đã xuất hiện trên nhiều "mặt trận" khác nhau, chẳng hạn như truyện tranh, phim điện ảnh, phim truyền hình và thậm chí có cả game luôn. Mỗi một phiên bản game Spider Man sẽ có thiết kế và vũ trụ riêng, mang đến cho người chơi những trải nghiệm mới lạ về nhân vật quen thuộc này. Sau đây là top 10 tựa game Spider Man hay nhất mọi thời đại.
Spider-Man 3 (2007)
Nếu bạn đã từng nhìn thấy những cái meme mà hình ảnh Spider Man bị render xấu thậm tệ thì có lẻ là nó bắt nguồn từ tựa game này. Spider-Man 3 là một tựa game hành động phiêu lưu ra mắt vào năm 2007, được thực hiện để quảng cáo cho bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, đáng buồn là tựa game này không được nổi như phim, bởi vì ngoại trừ phiên bản Nintendo DS, vốn nhận được hầu hết các đánh giá tích cực, các phiên bản khác Spider-Man 3 đã vấp phải nhiều phản hồi và chỉ trích trái chiều.
Tương tự như Spider-Man 2 và Ultimate Spider-Man , Spider-Man 3 cũng có góc nhìn thứ ba, lấy bối cảnh thế giới mở dựa trên Manhattan. Người chơi sẽ nhập vai Người Nhện và hoàn thành các nhiệm vụ để phát triển cốt truyện. Các nhiệm vụ được cấu trúc theo cách phi tuyến tính như trong series GTA, nghĩa là game có nhiều cốt truyện có thể tiếp cận theo bất kỳ thứ tự nào mà người chơi mong muốn. Khi người chơi hoàn thành một số nhiệm vụ ở mỗi cốt truyện của game, họ sẽ mở khóa một nhiệm vụ cốt truyện chính, liên quan đến cốt truyện của phim.
Ngoài ra, Spider-Man 3 có thế giới rộng hơn nhiều so với các phần game trước, vì giờ đây các tàu điện ngầm và cống rãnh của thành phố New York đã trở thành những khu vực mà người chơi có thể khám phá.
The Amazing Spider-Man 2 (2014)
Nếu không kể đến những phiên bản chẳng "ăn nhập" gì đến phim Spider Man như: Ultimate Spider-man hay Spider-Man: Shattered Dimensions thì dòng game về người nhện luôn phải nhận cái nhìn "thiếu thiện cảm" từ phía game thủ, trừ The Amazing Spider-Man. Với cốt truyện hấp dẫn không bám theo phim, cải tiến lối chơi cũng như hệ thống chiến đấu, The Amazing Spider-Man đã thoát khỏi cái mác "game ăn theo phim". Để tiếp nối sự thành công này, The Amazing Spider-Man 2 được ra mắt ngay lúc bộ phim cùng tên đang "làm mưa làm gió" tại các phòng chiếu trên toàn thế giới.
The Amazing Spider-Man 2 có thể nói là đã đánh trúng tâm lý của người chơi khi tái hiện một thành phố New York rộng lớn, chân thực nhất có thể để game thủ có thể thỏa thích bay nhảy như Người Nhện. Chỉ với vài tổ hợp phím và chuột là bạn đã có thể lao vun vút giữa các tòa nhà chọc trời. Ngoài ra, điều làm cho tựa game này thật sự trở nên thú vị trong mắt fan đó là mối quan hệ giữa Người Nhện và Kraven the Hunt. Một sự thật thú vị mà game đã tiết lộ đó là Kraven rất thích cảm giác hồi hộp của các cuộc săn lùng. Do đó, anh ta huấn luyện Spider Man để biến thành kẻ thủ đáng bị hạ gục.
Spider-Man: Friend or Foe (2007)
Spider-Man: Friend or Foe là một tựa game phiêu lưu hành động ra mắt năm 2007. Game mượn nhân vật và thiết kế từ Sam Raimi của bộ ba Spider-Man trilogy. Trò chơi có lối chơi co-op hai người. Trong đó một người chơi điều khiển Spider-Man và một trong những đồng minh là anh hùng hoặc nhân vật phản diện. Cốt truyện game cho thấy người nhện và các đồng minh du hành đến nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới để ngăn chặn âm mưu xâm lược của symbiote do Mysterio dàn dựng.
Spider-Man: Friend or Foe diễn tả lại những khoảnh khắc và trận chiến của bộ phim Người Nhện với một chút hài hước. Người chơi hợp tác với những anh hùng nổi tiếng từ Vũ trụ Marvel để chống lại những kẻ phản diện trong các trận đánh vô cùng hoành tráng. Sau đó, những kẻ phản diện này lại chuyển thành các đồng minh để hỗ trợ Người Nhện ở các phần còn lại trong cuộc hành trình.
Spider-Man: The Movie (2002)Đây là tựa game Spider Man đầu tiên được phát triển bám theo bộ phim cùng tên. Tại thời điểm đó thì nó đã làm thỏa mãn được game thủ hâm mộ Spider Man, cho phép họ leo trèo thỏa thích y như trong phim. Nói về mặt gameplay thì nó không thực sự quá khác biệt so với những tựa game cùng thời. Cơ chế đu tơ nhện có được cải thiện và animation nhìn cũng mượt mà hơn, nhưng đây cũng là những điều mà người chơi mong đợi chứ không có gì quá bất ngờ cả.
Về mặt tổng quan thì cốt truyện được mở rộng hơn so với phiên bản phim Spider-Man (2002) của đạo diễn Sam Raimi. Game chơi thì vẫn vui đó, nhưng không có gì quá đột phá ở đây. Điểm sáng của trò này là việc bổ sung Bruce Campbell làm người dẫn chuyện với những lời lẽ đầy châm biếm, giúp khuấy động bầu không khí trong game.
Spider-Man: Edge Of Time (2011)
Edge of Time là hậu bản của phần Shattered Dimensions. Trong game có tới 2 Spider Man lận, một người là Peter Parker như chúng ta vẫn thường hay biết, còn người kia là Miguel O’Hara đến từ năm 2099 (từng xuất hiện trong phần game trước đó). Shattered Dimensions và Edge of Time đã đạt được những thành công nhất định và giúp "hồi sinh" nhân vật Spider Man 2099 trong một bộ truyện tranh riêng.
Cốt truyện của phần này cũng được khai thác sâu hơn so với Shattered Dimensions, và nó cho thấy những hậu quả của việc đảo lộn thời gian thông qua cơ chế Shattered Dimensions đầy thú vị và bất ngờ. Chẳng hạn, khi bạn lấy cắp các sơ đồ báo cáo trong các nhiệm vụ ở thời điểm hiện tại (Present) thì nó sẽ thay đổi cấu trúc của tòa nhà trong các nhiệm vụ ở tương lai.