Bài viết hôm nay xin trích ra 20 tựa game hay nhất trên hệ máy PS1.
20. Chrono Cross (Square,2000)
Nếu coi Final Fantasy như là một siêu phẩm trên hệ máy PlayStation, thì Chrono Cross – hậu bản tiếp theo của Chrono Trigger thời lại cho thấy những thử nghiệm của họ trên nền tảng 32 bít xuất sắc như thế nào. Có thể nói khi đến với Chrono Cross, bạn sẽ được trải nghiệm một trong những tựa game nhập vai sáng tạo nhất từng xuất hiện trên console.
Mọi thứ về Chrono Cross cho ta thây rằng, người sáng tạo của nó như muốn thử thách sự tin tưởng vào dòng game RPG thông qua từng chi tiết. Tựa game luôn sẵn sàng thưởng cho người chơi khi họ đối mặt với một hệ thống chiến đấu phức tạp mà ở trong nó, mỗi hành động bạn thực hiện và thậm chí cả đội ngũ mà bạn tập hợp đều sẽ có một hệ quả nhất định, cho dù bạn có thể chạy trốn khỏi cả những trận đánh trùm, mọi thứ sẽ đều xảy ra. Game được xây dựng theo hướng phi tuyến tính giúp mỗi câu chuyện sẽ luôn thay đổi tùy vào lựa chọn của mình. Game cũng có một mảng đồ họa khá chân thực với những hình ảnh tuyệt đẹp và âm thanh sống động giúp người chơi tận hưởng được trọn vẹn niềm vui thú khi được chơi game.
19. Colony Wars (Psygnosis, 1997)
Đây là tựa game được Sony giới thiệu như là một thể loại giả lập trong không gian, nơi bạn sẽ tìm được cảm giác thích thú với Elite, Star Control and Wing Commander – những thú quen thuộc trong Star Wars. Cốt truyện và những con tàu không quá có nhiều thay đổi, đặc biệt là cho những ai đã danh nhiều thời gian với con tàu kinh điển X-Wing. Điều đặt biệt của tựa game này là nó phát triển hoàn trên PlayStation chứ không bắt đầu trên PC, do vậy xuất hiện những giới hạn về quy mô nhiệm vụ và tác vụ trong game. Tuy nhiên, Colony Wars biết các tận dụng những gì họ có để mang đến cho người chơi một cuộc phiêu lực rất hấp dẫn và khiến người chơi phải tập trung cao độ cho đến hết tựa game.
18. Jumping Flash (Exact, 1995)
Đây có lẽ là một trong tựa game đầu tiên chứng minh được sức mạnh của PlayStation ngay những ngày đầu ra mắt. Trong tựa game, người chơi điều khiển một con thỏ máy tên là Robbit được trang bị cả một kho vũ khí là carrot phát nổ, và cứ tiếp tục nhảy qua các chướng ngại vật. Tựa game cho chúng ta được khám phá thế giới như các game bắn súng góc nhìn thứ nhất, thấm chí còn vượt ra khỏi không gian bình thường như Wolfenstein 3D. Nhưng đối với hầu hết các phần, tựa game cho người chơi khám phá không gian 3D rộng lớn theo chiều dọc bằng các phương thức nhảy khác nhau. Tựa game cũng cho thấy nhiều tư duy mới về viêc làm game khiến tựa game này trở thành một trong những tựa game xuất sắc thời đó.
17. Oddworld: Abe’s Oddysee (Oddworld Inhabitant, 1997)
Được thiết kế theo tinh thần cổ điển như Prince of Persia nhưng sở hữu một phong cách riêng của mình, hành trình của Oddworld rất nổi bật trong số các tựa game 2D cổ điển của dòng PlayStation. Dù công chúng có vẻ hơi khinh thường nét đồ họa cổ điển từ những năm 90, nhưng điều đó không làm cho hành trình của Abe’s Oddyssey trở nên thất thế.
Tựa game này dựa mạnh mẽ vào việc bùng nổ xu hướng Yoshi khá phổ biến trong thời đại đó, cho phép bạn tiêu diệt các nhân vật khác bằng rất nhiều cách. Ngoài ra game cũng có chức năng xác định tâm trí của người dân Oddworld. Dù được thiết kế như vậy, nhưng game thực sự có chiều sâu, với nhiều câu đố rộng lớn xung quanh câu chuyện giải phóng người vô tội trong khi nghiền nát chủ nghĩa tư bản công nghiệp…, một thông điệp tiếp tục ảnh hưởng đến 20 năm sau
16. Arc the Lad Collection (G-Craft/Sony Computer Entertainment, 2002)
Series Arc the Lad tuy chưa có được nhiều thành công ở Mỹ; nhưng đây là tựa game duy nhất trên console cho những fan của thể loại game nhập vai ở Mỹ trải nghiệm một tựa game với phần cứng đều được phát hành ở Nhật Bản. Dù phần đầu tiên và phần thứ ba có gặp phải đôi chút vấn đề, nhưng phần thứ 2 lại được giới gamer thời đó đánh giá rất cao. Kết hợp phong cách chiến thuật với cơ chế RPG trên console truyện thống và tính khám phá. Arc 2 kể cho chúng ta một câu chuyện về một thế giới rộng lớn, nơi có những anh hùng xuất chúng cùng hàng tá giờ chiến đấu và một cốt truyện sâu sắc.
15. Wipeout XL (Psygnosis, 1996)
Trò chơi này là một sự kết hợp giữa 2 tựa game đua xe nổi tiếng trên hệ máy NES là F-Zero và Super Mario Kart – bằng cách hòa trộn giữa cơ chế chiến đấu cạnh trang của Super Mario Kart trong một thế giới công nghệ đầy tính tốc độ của F-Zero. Game hiển thị một giao diện bảng điện tử của những năm 90, Wipeout là một trong số những tựa game thuyết phục gamer thời đó chịu chi hầu bao để sở hữu một bộ PlayStation. Phần hậu bản cuối cùng, Wipeout XL, mang đến cho người chơi tất cả những gì họ có thể làm: nhiều đường đua hơn, nhiêu phương tiện hơn, nhiều giai điệu mạnh mẽ hơn,… và đây được đánh giá là phần hay nhất của cả Wipeout. Tuy nhiên, tựa game này lại cần bạn phải kết nối thêm một chiếc PS nữa vào TV để tận hưởng chế độ Multiplayer.
14. Bushido Blade (Light Weight, 1997)
Ngày đó vì công nghệ còn chưa phát triển, nên những tựa game đối kháng 3D không được ưa chượng như game 2D là The King of Fighters ’98 hay Street Fighter 3. Tuy nhiên Bushido Blade lại là một ngoại lệ rất được hoang nghênh. Người chơi cầm vũ khí như là một trong số những samurai hiện đại để thoát khỏi sự thối nát của gia tộc mà ai cũng đều đóng vai trò để duy trì nó. Mỗi trận đấu diễn trong một đấu trường mở rộng lớn trên khu đất của một toàn lâu đài Nhật Bản, nơi các yếu tố như độ cao hoặc những lùm tre định hình chiến lược thi đấu của bạn.
Bushido dù thiếu thanh máu, thiếu đồng hồ đếm giờ, và chỉ đơn giản là cuộc so kè với đổi thủ nhằm tấn ra những phát chi mạng vào nhau, nhưng điều đó sẽ trở nên có ý nghĩa nếu chúng ta làm chủ các đòn thế tấn công và vô hiệu quá, không chỉ với tay không mà còn có cả vũ khí. Game có một độ sâu nhất định và tính chân thực của mỗi trận đánh ít ra bù đắp cho mặt đồ họa còn non trẻ và thô ráp thời bấy giờ
13. Mega Man Legends (Capcom, 1998)
Fan của Mega Man có lẽ đã từng biết tới tựa game này, Mega Man Legends – một tựa game hành động hay và tốt nhất thời đó. Capcom thấm nhuận cuộc phiêu lưu này với ngoài và năng lượng của anime cổ điển, với tất cả nhân vật đều sở hữu nhưng năng lực mà bạn thấy trong phim hoạt hình cổ điển của Tatsunoko Productions.
Dù các yếu tố hành động là đủ tốt, nhưng điều làm phiên bản Legends đáng chơi chính là thế giới mà chúng ta khám phá. Ngoài ra, tựa game cũng có một cốt truyện rất logic, hay và cuốn hút. Là tựa game 3D đầu tiên, nên Legends còn nhiều thiếu sót thế nhưng các yếu tố như đồ họa, câu thoại, hành động,… đều tạo ra một sự cân bằng mà gần như rất hiếm các tựa game có thể làm được.
12. Tomb Raider 2 (Core Design, 1997)
Tomb Raider được xem là cú híc đáng chú ý nhất trên PlayStation. Đương nhiên, với phần hậu bản, nhà phát triển Core Design đã phải suy nghĩ rất lâu để cho chúng ta những gì tốt nhất. Phần 2 đã xoay xở để tạo dựng nên những ý tưởng hay và một cơ chế mới mà không lún sâu vào việc lặp lại hoặc lạm dùng những yếu tố chắp vá vụng về trong một engine cũ kỹ. Nhờ đó mà trải nghiệm cổ điển của Tomb Raider được tối ưu hóa.
Tựa game này đưa Lara Croft đi vòng quanh thế giới, đồng thời kết hợp với giữa việc giải đố và chiến đấu để tạo nhịp cho cuộc hành trình. Màu nâu xám của các di tích và hang động đã nhường chỗ cho bối cảnh sinh động và đa dạng, đồng thời thú vật thật cũng được sử dụng để bạn cảm thấy tội lỗi khi vô tình bắn chúng.
11. Street Fighter Alpha 3 (Capcom 1998)
Có lẽ đây là một phép màu thực sự trên hệ máy PS. Dù kiến trúc nội bộ không phù hợp để xử lý đồ họa 2D truyền thống, đặc biệt là đồ họa đa dạng và nhịp độ nhanh trong các game đói kháng. Tuy nhiên, lấy cảm hứng từ game thùng Street Fighter Alpha 3, Capcom đã xoay sở để tạo ra một tựa game đối kháng nổi tiếng thời bấy giờ. Được nâng lên từ một tựa game thùng, nhà phát triển đã bổ sung, mở rộng và giới thiệu các chế độ mới giàu tính năng. Đồng thời, hàng chục nhân vật cũng đã được bổ sung với những nét vẽ tay đẹp mắt được trang bị rất nhiều phong cách chiến đấu nhằm thỏa mãn mọi sở thích của game thủ.
(Còn tiếp)