Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn - PC/Console

Vẫn biết là game thì không thể giống đời thực được, nhưng đôi khi bạn sẽ phải bật cười vì những ý tưởng quái gở về đồ hồi máu chẳng giống ai như vậy.

Các loại đồ hồi máu đóng một vai trò quan trọng ở bất kì tựa game nào, vì đơn giản nếu không có chúng thì nhân vật chính sẽ chết. Trong hằng hà sa số đủ thể loại thức ăn mà bạn có thể tọng vào mồm, thì có vài thứ chỉ nhìn thôi đã thấy không lành mạnh chút nào, nhưng chúng lại có hiệu quả thực sự bất ngờ đấy.

Góc nhìn người thứ ba đã tiến hóa như thế nào trong 30 năm qua?
Từ những tựa game sơ khai đến siêu phẩm AAA ngốn hàng trăm triệu USD hiện đại, đã có rất nhiều thay đổi trong góc nhìn người thứ ba tưởng chừng đơn giản.

Nuka Cola và nước bồn cầu – Fallout

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Tôi chơi Fallout hơi muộn khi phải tới phần 3 mới bắt đầu trải nghiệm siêu phẩm này, nhưng ấn tượng nhất trong cả game không phải là cốt truyện, vũ khí hay lối chơi của nó mà là một thứ có tên là Nuka Cola. Trong một cái thế giới hậu tận thế nơi nước còn chả có mà uống và con người dùng nắp chai làm tiền, thì Nuka Cola (hay Coca Cola phiên bản nhái) lại có tầm quan trọng ghê gớm. Tôi còn nhớ mãi có một cái nhiệm vụ phụ đưa nước cho một gã vô gia cư sắp chết, để ngay sau đó thằng chết toi này hỏi mày có Nuka Cola không chứ tao không uống nước lọc.

Thực tế Nuka Cola là thức uống khá ngon lành nếu bỏ qua vấn đề cốt truyện, vì nó không những hồi máu còn tăng cả RAD lẫn AP, thậm chí nó còn có tới hơn 10 loại khác nhau với đủ hương vị lẫn tăng chỉ số chẳng khác gì hack. Dân chúng trong thế giới Fallout hoàn toàn phát cuồng với thứ này, đến độ họ dùng luôn nút chai của nó để sử dụng thay tiền.

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Tất nhiên nếu trong trường hợp bạn không muốn uống nước ngọt, thì chúng ta còn một sự lựa chọn khác đó là vọc đầu vào bồn cầu (theo đúng nghĩa đen) để giải khát. Có một điểm hay là bằng một cách thần kì nào đó mà các nhà vệ sinh trong Fallout vẫn còn hoạt động được, nếu bạn không sợ bị ăn phóng xạ đầy người thì đây cũng là thứ để hồi máu tương đối tốt và hoàn toàn miễn phí đó.

Dòi bọ – Mad Max

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Cũng lấy đề tài hậu tận thế như Fallout nhưng thế giới của Mad Max có phần điên loạn và tàn nhẫn hơn nhiều, có câu khi bạn sắp chết đói thì sẽ không có thứ gì bị lãng phí cả nhưng ăn cả… dòi thì coi bộ hơi bị hardcore quá. Bạn không nghe lầm đâu vì tựa game này có lựa chọn để Max điên tìm những cái xác đã bị thối rữa, với hàng đàn dòi ngoe nguẩy lúc nhúc bên trong, một lượng protein dồi dào như vậy chắc chắn không thể bỏ phí khi anh ta nhai ngấu nghiến chúng đầy ngon lành (có cả trophy cho vụ này nữa).

Và thực tế thì dòi hóa ra lại vô cùng tốt, vì nó sẽ hồi cho bạn đầy bình máu một cách miễn phí và chắc chắn là không có thứ nào có thể so sánh được, khi tất cả những gì chúng ta cần làm là vọc đầu vào và chén như đúng rồi. Dù sao thì Mad điên không kén chọn thức ăn cho lắm, vậy nên một món ăn vừa hồi máu vừa giúp chúng ta no bụng chắc chắn là không thể bỏ qua được, mặc dù việc vọc đầu vào xác chết mà hốc khá là buồn nôn.

" alt=""

Điều an ủi duy nhất là Fallout cũng có màn ăn thịt người chết, nhưng ít ra nó còn văn minh ở chỗ là còn chưa đụng tới dòi. Chà dù sao ở trong một cái thế giới mà bạn có thể ăn thì cả chuột, thằn lằn, đồ ăn cho chó cùng hằng hà sa số thứ điên khùng khác, thì dòi vẫn có thể chấp nhận được vì đúng là nó hồi máu ghê lắm.

Blood Vial – Bloodborne

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Ăn tươi uống máu là thứ hình dung dễ nhất cho món đồ hồi máu này, vì bản thân cái tên của nó đúng nghĩa đen đã là bình máu rồi. Bản thân nhân vật chính trong Bloodborne đã được truyền cổ huyết (Old Blood) tức một loại dung dịch đặc biệt vào người, biến kẻ đó thành siêu nhân và có được sự bất tử tương đối, đổi lại thì bạn chỉ có thể hồi máu bằng cách uống máu, tới độ trong cái game này còn có cả Blood Cocktail nữa mới gọi là chất chơi.

Việc cầm một bình máu đỏ lòm tu ừng ực như nước lã khá là độc đáo, nhất là khi bạn sẽ uống nó với tốc độ ánh sáng hoặc tụt quần mỗi khi vào trùm. Bọn Tây lông lá có thể chê bai món tiết canh thần thánh, nhưng hãy chờ mà xem đám nhân vật chính trong Bloodborne thậm chí còn chẳng cần hành ngò hay lạc rang, mà chúng nó sẵn sàng uống máu tươi như nốc bò húc lúc chạy đồ án cuối năm vậy.

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Cái món huyết tương này có tác dụng phụ khiến con người ta hóa điên, lông tóc mọc với tốc độ còn hơn cả vượn người chưa tiến hóa và cuối cùng sẽ biến thành mấy con chó dại. Nó còn đặc biệt gây nghiện vì một khi đã uống rồi là bạn sẽ không thể dừng lại, cứ thử hỏi đám game thủ chơi Bloodborne ấy mà xem, bọn chúng nó nốc cái đồ hồi máu này chắc phải vài trăm bình có dư một lần chơi ấy chứ. Cho nên mặc dù vô cùng mất vệ sinh và có phần hơi kinh dị, nhưng máu là thứ tối cần thiết cho bất kì thanh niên khỏe mạnh nào chuẩn bị hành xác trong Bloodborne.

Nếu bạn nghĩ game quá khó và cần cheat hãy thử tựa game sau đâyNếu bạn nghĩ game quá khó và cần cheat hãy thử tựa game sau đây
Nếu bạn nghĩ game quá khó và cần cheat hãy thử tựa game sau đây
Đôi khi những tựa game như Dark Soul, Sekiro, Getting Over It... luôn gây khó khăn cho game thủ nhưng trước khi dùng cheat, bạn nên thử tựa game sau.

Tiên trong lọ – Legend of Zelda

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Tôi từng nói Legend of Zelda là một game sặc mùi nguy hiểm và các loại thuyết âm mưu hoành tráng, vì thế nên ngay cả đồ hồi máu của nó cũng có vấn đề. Trong thế giới này thì Tiên (Fairy) có thể tính là một nguồn năng lượng dồi dào, miễn phí và đặc biệt là nó có khả năng hồi phục các vết thương kể cả là khi gần chết. Để tận dụng cái bình cứu hộ di động này các đại hiệp trong Legend of Zelda đã nghĩ ra một cách cực kỳ bá đạo, đó là bắt một Fairy và tống nó vào chai để sử dụng dần.

Cái này thực tế chính là một hình thức bắt cóc và nô lệ hóa, khi Link giữ cái chai theo người để hồi máu mọi lúc mọi nơi. Trong một vài phiên bản khác của Nintendo, thì một cái chai có Fairy còn hồi phục cho bất kì ai mà nó chạm vào, khả năng bá đạo tới mức lên đầy bình 100% mà không có một thứ nào có thể bì kịp. Điểm trừ duy nhất là kẻ địch cũng có thể cầm chiếc bình này và sử dụng nó, dù sao thì đây đúng bản chất của chế độ nô lệ rồi – thằng nào mạnh thì thằng đấy có quyền.

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Cho nên là mặc dù cách thức chế tạo và hình thức bên ngoài trông có vẻ hơi vô nhân đạo một chút, nhưng mà tôi có thể bảo đảm với bạn là trong thế giới game hiếm có thứ nào sở hữu khả năng hồi phục bá đạo như vậy. Chỉ tiếc một điều là mặc dù là đồ nhốt tiên nhưng chúng ta vẫn không thể tống cái của nợ Navi trong Ocarina of Time vào trong chai được, khi mà quả cầu tròn tròn này léo nhéo bên tai muốn điên cả đầu.

Con người – Rampage

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Từng có một thời dòng game Rampage làm mưa làm gió ở các tiệm điện tử và máy arcade, đặc biệt là khi nhiều người chơi cùng lúc. Cảm giác điều khiển mấy con quái tàn phá thành phố thực sự vô cùng đặc biệt, nhất là khi bạn được đập phá thả dàn mọi thứ trong tầm mắt. Nhưng đám quái vật cũng không phải là bất tử, vậy nên khi muốn hồi phục thì chúng ta phải làm sao… ồ đơn giản thôi hãy tóm lấy bất kì tên con người xấu số nào ở gần, rồi thảy luôn vào miệng để làm món snack nhẹ nhàng giữa trưa.

Mặc dù cách thức có phần hơi bị dã man, nhưng phải nói rằng nó vô cùng sáng tạo, khác hẳn với mấy thứ đùi gà với bánh pizza lôi từ trong thùng rác điển hình của các game màn hình ngang. Thực tế thì việc hồi máu trong Rampage cũng khá là khó khăn, vì mỗi tên người chỉ giúp hồi máu cho đám quái vật có một chút xíu không đáng kể, tức là bạn phải “ăn” tới con số hàng chục mới gọi là có tí tiến triển, việc này nhìn vậy thôi chứ vất vả phết đấy.

Trong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãnTrong game không phải lúc nào đồ hồi máu cũng được chứa trong bình có dán nhãn

Cái mà tôi thích ở Rampage là tiếng “khợp” vô cùng đã tai khi có thứ gì đó chui xuống bao tử bọn quái vật, nó diễn tả đúng vị thế của hai bên lúc đó khi con người là kẻ yếu chỉ biết phó mặc cho số phận. Vậy cho nên là mặc dù màu sắc đậm mùi kinh dị, nhưng đồ hồi máu trong Rampage quả thực là độc nhất vô nhị mà chắc chẳng có game nào có thể làm được.